Singagpore đã biến nước thải, nước biển thành nước uống như thế nào?

Là một trong những quốc gia có mật độ đông dân nhất thế giới hiện nay, Singapore đã thực hiện nhiều biện pháp thần kỳ nhằm tái tạo nguồn nước sạch hằng ngày, theo Reuters.

  • Biến nước tiểu thành nước uống cho phi hành gia
  • Nước sạch và những con số biết nói
  • Hệ thống xử lý nước sạch từ túi bánh snack

Bí quyết biến nước thải, nước biển thành nước uống của Singapore

Từ lưu trữ từng giọt mưa...

50 năm trước, Singapore đã phải hạn chế dùng nước sạch. Nước từ các con sông thì có mùi và bị tắc nghẽn bởi chất thải từ xưởng đóng tàu, các trang trại lợn và nhà vệ sinh đổ trực tiếp vào dòng chảy.

Singagpore đã biến nước thải, nước biển thành nước uống như thế nào?
Vịnh Marina, khu vực thương mại của Singapore - (Ảnh: Reuters)

Thế nhưng, ngày nay, mọi thứ đã trở nên khác biệt.

Đất nước có mật độ dân số cao nhất thế giới hiện nay đã có chính sách sử dụng nước hoàn toàn mới. Họ thu thập nước mưa từ 2/3 diện tích đất đai, tái chế nước thải và thậm chí còn phát triển công nghệ mô phỏng thận con người để khử muối trong nước biển.

"Trong khoảng một thế hệ, chúng tôi đã thay đổi Singapore" - George Madhavan, kỹ sư làm việc cho công ty quản lý tài nguyên nước quốc gia (PUB) trong 30 năm, hiện tại là giám đốc truyền thông công ty này, cho biết.

Ở nhiều quốc gia, các cơ quan được phân chia theo nhiệm vụ chuyên biệt và chỉ tập trung vào việc của họ như phòng chống lũ hoặc chỉ quản lý nước uống. Nhưng ở Singapore thì ngược lại; PUB "quản lý toàn bộ lộ trình của nước", Madhavan nói.

"Mục đích của chúng tôi là để lưu trữ từng giọt mưa và tái chế nước đã qua sử dụng nhiều nhất có thể" - ông cho hay.

"Điều đó có nghĩa rằng chúng tôi không bán nước sạch. Chúng tôi cho thuê nước. Chúng tôi tái xử lý dòng nước sau khi đã qua sử dụng, điều này tương tự dịch vụ giặt ủi", Madhavan nói.

Ông Madhavan cũng cho biết thêm: "Nước mà bạn uống ngày nay y hệt loại nước từ ngày xưa. Chúng tôi không tạo ra hay phá hủy đi, nước chỉ xoay vòng. Vì vậy, chúng tôi đang sử dụng kỹ thuật để rút ngắn vòng đời của nước".

Sau khi tuyên bố độc lập vào ngày 9.8.1965, quốc gia chỉ với 700 km2 đã sống dựa trên nguồn nước từ 3 hồ chứa và chủ yếu nhập khẩu từ nước láng giềng Malaysia.

Ngày nay, Singapore thu thập nước mưa thông qua một mạng lưới cống dài 8.000 km, dẫn về 17 hồ chứa, đồng thời thu lại nước đã qua sử dụng từ hệ thống đường hầm thoát nước nằm sâu 60 mét dưới mặt đất.

Singapore được công nhận là nhà tiên phong toàn cầu trong công nghệ xử lý nước, họ thiết lập hẳn một đơn vị quản lý nước năm 1972. Không giống như Bangkok, Kuala Lumpur và Tokyo, Singapore không có nhiều đất ven thành phố để đào và dẫn các dòng hạ lưu.

Giai đoạn 1977-1987, 11 cơ quan chính phủ cùng tham gia dọn sạch sông Singapore và khu vực thương mại chính bị ô nhiễm nặng. Đảo quốc này đã di dời 610 trang trại nuôi lợn và 500 trang trại vịt, gom 5.000 người bán hàng rong vào các trung tâm thực phẩm và di chuyển tàu thuyền về phía đông.

... Đến công nghệ lọc nước biển mô phỏng thận người

Madhavan cho biết thách thức lớn nhất của chính phủ Singapore là di dời 46.000 người dân lấn chiếm đất và sống trong điều kiện tồi tàn mà không có hệ thống cống rãnh giữa các khu nhà.

Hơn 260 tấn rác đã được vớt khỏi sông hồ sau khi Singapore tiến hành cải tạo. Năm 1987, môi trường nước được tái tạo, sông Singapore lại có cá. Lo lắng nguồn nước lại ô nhiễm, trong thời gian đầu, chính quyền kiểm soát người dân tránh xa các dòng nước.

"Chúng tôi thậm chí đã đặt biển báo có cá sấu quanh sông hồ nhằm xua đuổi người dân tránh xa", Madhavan nói.

Tuy nhiên, ngày nay, Singapore đã thay đổi, nhà nước đã mở khu vực bờ sông như Marina Reservoir, nơi người dân có thể chèo thuyền kayak, đạp xe và thả diều. Singapore cung cấp 400 triệu lít nước mỗi ngày cho 5,4 triệu người dân.

Hai nguồn nước tự nhiên của đảo quốc này là nước mưa và 250 triệu lít nước mỗi ngày từ sông Johor của Malaysia. Thỏa thuận về việc mua nước sạch của Malaysia sẽ hết hạn vào năm 2061.

Sự thay đổi khí hậu làm cho các nguồn nước tự nhiên trở nên không đáng tin cậy, đảo quốc sư tử này đang tập trung vào các dự án xử lý nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển.

Năm 2003, dự án NEWater được giới thiệu. Đây là tên của nguồn nước sạch được xử lý và thanh lọc bằng bộ vi lọc, bằng bộ thẩm thấu và được khử trùng bằng tia cực tím.

Đáp ứng được 30% nhu cầu của cả nước, NEWater là nước uống nhưng chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp và tích trữ cho mùa khô. Singapore định hướng dự án NEWater sẽ đáp ứng 55% nhu cầu nước sạch của quốc gia vào năm 2060.

Nhà máy khử mặn đầu tiên của đảo quốc sư tử mở cửa vào năm 2005, với nhiệm vụ lọc nước biển, khử muối, tạo nước ngọt và đáp ứng một phần nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, cả hai dự án khử muối và NEWater có chung nhược điểm là tiêu hao nhiều năng lượng để sản xuất, Madhavan nói.

Singapore hiện đang xây dựng một nhà máy với chương trình thử nghiệm phương pháp khử muối điện hóa, trong đó sử dụng điện trường để tách muối ra khỏi nước biển. Theo Madhavan, PUB hy vọng sẽ giảm được một nửa khối lượng năng lượng sử dụng để sản xuất.

Các nhà nghiên cứu tại các trường đại học cũng đang phát triển công nghệ lọc nước biển mô phỏng thận con người, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi thêm vài năm nghiên cứu, ông nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News