Sinh vật hình bộ não dẻo như thạch lộ dưới hồ Canada

Loài vật không xương sống có hình dáng giống bộ não và kết cấu dạng thạch trở thành chủ đề gây tranh cãi cho các nhà khoa học.

Bryozoan (động vật hình rêu) là một sinh vật nhầy nhụa dạng sệt chuyên ẩn mình dưới những dòng sông và hồ nước. Chúng được phát hiện lần đầu tiên ở công viên Stanley tại Vancouver, British Columbia, Canada do mực nước hồ hạ xuống thấp, National Geographic hôm 31/8 đưa tin.

Celina Starnes ở Hiệp hội sinh thái Stanley kiểm tra mẫu vật tìm thấy ở Lost Lagoon, một hồ nhỏ nằm ở phía nam công viên. Trong video, vật thể màu xanh lá cây pha nâu sẫm co nhẹ khi Starnes kéo nó lên khỏi mặt nước. Starnes cho biết sinh vật có kết cấu rắn gần giống như thạch dẻo.

Các khối bryozoan thực chất là hàng trăm cá thể tập hợp với nhau thành một bầy. Mỗi tổ chức sinh vật đơn lẻ gọi là zooid, có kích thước chưa đến một milimet. Zooid là cá thể lưỡng tính nhưng lan rộng nhờ mầm nghỉ, một khối tế bào có thể sinh sản vô tình nếu tách ra khỏi bầy.

Các ghi chép hóa thạch xác định bryozoan sống dưới biển cổ đại xuất hiện cách đây 470 triệu năm. Loài bryozoan tìm thấy trong công viên Stanley có tên khoa học là Pectinatella magnifica. Trước đó, các nhà khoa học chỉ biết nó tồn tại ở khu vực phía đông sông Mississippi.

Giới nghiên cứu tranh cãi có nên xem sinh vật này là loài xâm hại hay không. Một báo cáo năm 2012 của Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ đặt giả thuyết biến đổi khí hậu có thể đang khiến bryozoan lan rộng. Zooid chỉ có thể sống dưới nước có nhiệt độ trên 16 độ C. Theo báo cáo, nhiệt độ ấm hơn cho phép bryozoan phân bố rộng hơn về phía bắc.

Sinh vật hình bộ não dẻo như thạch lộ dưới hồ Canada
Các khối bryozoan thực chất là hàng trăm cá thể tập hợp với nhau thành một bầy.

Các khối bryozoan ăn tảo trong nước giàu dưỡng chất. Chúng có thể phá vỡ cân bằng sinh thái ở hệ sinh thái nước ngọt nếu tăng số lượng.

Bryozoan là loài ít thu hút sự chú ý. Sinh vật này rất khó tìm và màu sắc tối giúp chúng ngụy trang dưới nước bùn. Theo Starnes, chúng đôi khi bị nhầm với một đám trứng kỳ giông hoặc tảng đá. "Chúng tôi ngờ rằng đây là lần đầu tiên chúng xuất hiện ở đây", Starnes nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài rắn độc của Việt Nam khiến lính Mỹ dựng tóc gáy

Loài rắn độc của Việt Nam khiến lính Mỹ dựng tóc gáy

Theo các nguồn thông tin này, trong suốt cuộc chiến tranh ở Việt Nam, lính Mỹ gọi loài rắn kịch độc cạp nong với cái tên lạ lẫm “rắn 2 bước” (two-step snake).

Đăng ngày: 01/09/2017
Chó thay chủ bảo vệ cả đàn cừu trong trận cháy rừng

Chó thay chủ bảo vệ cả đàn cừu trong trận cháy rừng

Khi Lynn Landry phải sơ tán do cháy rừng lớn tại British Columbia, Canada, hai chú chó chăn cừu thuộc giống Maremma đã thay chủ bảo vệ đàn cừu an toàn,BBC hôm 30/8 đưa tin.

Đăng ngày: 01/09/2017
Phát hiện gần 400 loài sinh vật mới ở Amazon

Phát hiện gần 400 loài sinh vật mới ở Amazon

Những loài sinh vật này được tìm thấy ở khắp các vùng rừng Amazon trải trên khắp 9 nước Nam Mỹ, trung bình 2 ngày phát hiện 1 loài.

Đăng ngày: 01/09/2017
Gà trống

Gà trống "làm thịt" rắn hổ mang chúa kịch độc trong nháy mắt

Một con gà trống ở Ấn Độ thể hiện rõ bản lĩnh dũng mãnh trong cuộc đối đầu với rắn hổ mang chúa để bảo vệ đàn gà, National Geographic hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 31/08/2017
Chiến thuật chống nóng của các loài vật

Chiến thuật chống nóng của các loài vật

Thở gấp, đổ mồ hôi, di chuyển vào nơi râm mát là những cách giải nhiệt phổ biến của động vật.

Đăng ngày: 31/08/2017
Cận cảnh trăn Anacoda đẻ con khiến ai xem cũng rùng mình

Cận cảnh trăn Anacoda đẻ con khiến ai xem cũng rùng mình

Bạn có tò mò muốn biết quá trình sinh con của chúng diễn ra như thế nào không?

Đăng ngày: 30/08/2017
Tưởng dây thép gai, hóa ra sinh vật kinh dị khiến nhiều người dựng tóc gáy

Tưởng dây thép gai, hóa ra sinh vật kinh dị khiến nhiều người dựng tóc gáy

Đoạn video về sinh vật kỳ lạ và trông có vẻ kinh dị này được đăng tải lên mạng xã hội hôm 29/08 và lập tức nhận được sự chú ý của cư dân mạng.

Đăng ngày: 30/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News