Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Nhóm sinh viên tại TP HCM chế tạo bàn tay robot giúp khôi phục hoạt động bàn tay người tai biến, giúp họ giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt.

Sản phẩm do 7 sinh viên Đại học Công nghiệp TP HCM chế tạo vừa giành giải ba cuộc thi Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh (DigiTrans Smart City) tổ chức hồi tháng 11. Bàn tay robot giúp bệnh nhân đột quỵ, người gặp vấn đề về dây thần kinh, cơ xương tăng cường khả năng vận động tay.

Theo Trần Bình Nguyên, phụ trách công nghệ nhóm, các thiết bị phục hồi chức năng hiện có trên thị trường chủ yếu luyện tập các thao tác cầm nắm cả bàn tay, chưa có nhiều sản phẩm chú trọng luyện tập các ngón và đốt ngón tay.

Tìm hiểu thị trường, nhóm đánh giá, để mua được sản phẩm tương tự cần 4 - 20 triệu đồng tùy loại. Mong muốn có sản phẩm giá phải chăng, chế độ tập luyện đa dạng, nhóm chế tạo bộ truyền động khung xương ngoài, có cơ cấu hoạt động tương tự bàn tay người, hoạt động tự động với giá thành rẻ từ 600.000 đến 2 triệu đồng để bệnh nhân có thể tập tại nhà.

Khung bàn tay làm bằng vật liệu nhựa sinh học PLA được thiết kế với độ lớn các đốt, góc co duỗi hoạt động tương tự bàn tay của người trưởng thành. Chức năng chính của các đốt ngón tay là tạo thành góc nghiêng phù hợp với các điểm tới hạn khi luyện tập theo phác đồ điều trị từng giai đoạn mà vẫn đảm bảo được ngón tay trong quá trình tập không bị lệch hoặc nghiêng.

Khi bàn tay robot hoạt động, các tay quay truyền chuyển động cho thanh truyền đẩy hệ cơ cấu về phía trước, gián tiếp đẩy các đốt ngón tay quay tạo chuyển động cho ngón tay. Các động cơ servo được tích hợp vào khung xương để đồng bộ hóa các chuyển động các ngón tay, giúp dễ dàng hơn trong quá trình cầm nắm hoặc luyện tập co duỗi.

Để thiết kế sản phẩm, nhóm tìm đến các bệnh nhân thực tế để tính toán các lực cần thiết. Nhóm cũng nhờ sự giúp đỡ các bác sĩ về xương bàn tay và phục hồi chức năng tư vấn xây dựng các phác đồ điều trị cho từng loại bệnh. Điều này giúp sản phẩm được lập trình chính xác các chế độ luyện tập cho bệnh nhân.

Khi sử dụng, người dùng sẽ đeo thiết bị vào tay, dùng các dây vải cao su để cố định các đầu ngón tay. Trên thiết bị có tích hợp bộ điều khiển nút bấm với các chức năng tập. Người dùng cài đặt các chế độ riêng theo phác đồ điều trị của từng giai đoạn như co duỗi, cầm nắm, luyện tập từng ngón... để bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng.

Để đánh giá khả năng ứng dụng, nhóm thử nghiệm cho bệnh nhân tại một bệnh viện tại Bình Dương. Bệnh nhân sử dụng robot hỗ trợ co duỗi bàn tay giúp tạo phản hồi của bàn tay với não bộ. Với mức độ luyện tập mỗi ngày hai lần, mỗi lần một giờ, sau một tháng điều trị, bệnh nhân đã cử động được các ngón tay nhẹ, tỷ lệ hồi phục khoảng 30%. Tháng tiếp theo, bệnh nhân tăng tần suất tập lên bốn lần mỗi ngày với cường độ tập nhanh hơn khiến tỷ lệ hồi phục lên 60 - 70%. Sang tháng thứ 3, bệnh nhân có thể cầm nắm đồ vật nặng 100 gram và tự cầm cốc uống nước.

Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến
Bệnh nhân có thể cầm ly và uống nước sau khi sử dụng thiết bị của nhóm. (Ảnh: NVCC)

Theo Bình Nguyên, hạn chế của sản phẩm là thiết kế cơ khí của bộ truyền chưa tối ưu, còn cồng kềnh, có thể gây khó khăn khi sử dụng. Ngoài ra, hệ thống điều khiển còn phải thao tác trên máy tính, chưa có ứng dụng điều khiển qua app điện thoại để thuận tiện hơn.

Sắp tới nhóm dự kiến chế tạo sản phẩm nhỏ gọn, không chỉ tập cho bàn tay mà các bộ phận vận động khác trên cơ thể. Điều này giúp bác sĩ thu thập các số liệu quan trọng để đưa ra các phác đồ điều trị cho bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.

Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến
Đại diện thành viên nhóm nhận giải ba tại cuộc thi Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh do Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, Khu công nghệ cao TP HCM tổ chức hồi tháng 11. (Ảnh: SHTP-IC).

Ông Quách Anh Sen, Phó giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, Khu công nghệ cao TP HCM đánh giá, sản phẩm của nhóm thể hiện sự đầu tư công nghệ và tiềm năng ứng dụng cao hướng đến những bệnh nhân tai biến, có dấu hiệu gia tăng trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, để một sản phẩm vào thị trường cần có quá trình tối ưu hóa công nghệ, thử nghiệm quy mô bệnh nhân lớn để đánh giá hiệu quả.

Ông Sen cho biết, vườn ươm sẽ xem xét đưa các dự án tham gia chương trình ươm tạo hỗ trợ các nguồn lực để sản phẩm tiếp tục hoàn thiện công nghệ, tiếp cận thị trường thời gian tới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giảng viên nghiên cứu lưu trữ hydro bằng vật liệu tự nhiên

Giảng viên nghiên cứu lưu trữ hydro bằng vật liệu tự nhiên

Phát hiện sức hút mạnh của bề mặt carbon với khí hydro, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thanh cùng cộng sự tìm cách lưu trữ hydro bằng vật liệu carbon có cấu trúc lỗ xốp.

Đăng ngày: 05/12/2023
Việt Nam có thể sản xuất con giống tôm hùm bông

Việt Nam có thể sản xuất con giống tôm hùm bông

Trong vòng một năm tới, nếu xử lý được các vấn đề thức ăn, môi trường, Việt Nam có thể sản xuất thành công giống tôm hùm bông thương phẩm.

Đăng ngày: 27/11/2023
Ứng dụng kỹ thuật nhân nuôi cá rồng quý hiếm

Ứng dụng kỹ thuật nhân nuôi cá rồng quý hiếm

Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ " Xây dựng mô hình sản xuất giống cá rồng kiểu hình kim long tại TPHCM".

Đăng ngày: 25/11/2023
Việt Nam lần đầu phân phối hệ thống mô phỏng lái máy bay

Việt Nam lần đầu phân phối hệ thống mô phỏng lái máy bay

Hệ thống do đội ngũ chuyên gia Viettel làm chủ công nghệ lõi trong việc mô phỏng huấn luyện phi công, lần đầu tiên được chuyển giao, phân phối tại Indonesia.

Đăng ngày: 09/11/2023
Sử dụng ga tự động ô tô thế nào để tiết kiệm xăng?

Sử dụng ga tự động ô tô thế nào để tiết kiệm xăng?

Sử dụng ga tự động trên ô tô có thể giúp tiết kiệm nhiên liệu trong một số tình huống, dưới đây là những cách bạn có thể tận dụng ga tự động để tiết kiệm xăng.

Đăng ngày: 09/11/2023
Cách tái chế dầu ăn cũ

Cách tái chế dầu ăn cũ

Khi nấu nướng, đôi lúc dầu ăn còn thừa nhiều, người nội trợ có thể tái chế và sử dụng lượng dầu này cho lần nấu nướng sau.

Đăng ngày: 09/11/2023
Lý do đạp phanh ô tô chạm sàn vẫn không

Lý do đạp phanh ô tô chạm sàn vẫn không "ăn"

Có nhiều lý do xe ô tô đạp phanh chạm sàn vẫn không " ăn", tài xế cần nắm được để xử lý nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình xe vận hành.

Đăng ngày: 08/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News