Sốc trước loạt sinh vật hiện đại mang phần cơ thể 600 triệu năm trước

Bề ngoài, chúng là những sinh vật biển hiện đại bình thường nhưng bên trong là bộ nhiễm sắc thể với cấu trúc cổ đại được bảo tồn từ 600 triệu năm về trước.

Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Daniel Rokhaer từ Khoa Sinh học phân tử và tế bào, Đại học California ở Berkeley cho biết đó là những động vật không xương sống vẫn bơi đầy nhiều đại dương ngày nay, bao gồm một số loài bọt biển và sứa.

Sốc trước loạt sinh vật hiện đại mang phần cơ thể 600 triệu năm trước
Sứa lửa Rhopilema esculentum, một trong những sinh vật được đưa vào nghiên cứu lần này - (Ảnh: Bill Abbott, Creative Commons License)

Phân tích mới cho thấy những động vật đa bào đầu tiên của Trái đất mang gene của chúng trên 29 cặp nhiễm sắc thể. Khi những động vật đại dương đầu tiên xuất hiện và tiến hóa thành động vật không xương sống từ bọt biển đến giun, nhiều nhiễm sắc thể trong số này vẫn giữ nguyên trong vòng hơn nửa tỉ năm.

Những loài được đem ra nghiên cứu lần này bao gồm Branchiostoma floridae, một loài xinh xắn giống hoa; sinh vật biển giống chiếc bút lông tên amphioxus; bọt biển nước ngọt Ephydatia muelleri; sứa lửa Rhopilema esculentum....

Có khi, chính bản thân chúng ta cũng mang phần nào những cặp nhiễm sắc thể sơ khai này, đã được "tái tạo" qua nhiều lần nhân đôi, hợp nhất và sắp xếp lại

Bài công bố trên Science Advances cho rằng phát hiện trên cho thấy tiến hóa là một quy trình bảo thủ và cho dù trải qua hàng tỉ năm, vô số thế hệ và các kiểu thay hình đổi dạng, nhiều thứ cổ đại sẽ mãi mãi liên kết sự sống của một hành tinh trên một cây gia phả phức tạp. Họ còn phát hiện sự bảo tồn tương tự của DNA trên các nhiễm sắc thể ở một số loài.

Trong khi động vật không xương sống bảo tồn các cặp nhiễm sắc thể nguyên thủy một cách khá toàn vẹn thì động vật có xương sống như chúng ta lại chọn cách "trộn" chúng lên khi tiến hóa, tiến sĩ Rokhaer và các cộng sự cho biết thêm trong bài công bố.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiếp ảnh gia ghi lại cảnh cá mập voi lao thẳng vào khối cầu cá

Nhiếp ảnh gia ghi lại cảnh cá mập voi lao thẳng vào khối cầu cá

Một nhiếp ảnh gia ghi lại cảnh loài cá lớn nhất thế giới ăn khối cầu cá mồi cùng với những con cá mập, cá ngừ và chim biển khác ở rạn san hô Ningaloo.

Đăng ngày: 07/03/2022
Bí quyết giúp sò điệp Nam Cực không đóng băng

Bí quyết giúp sò điệp Nam Cực không đóng băng

Nhờ cấu trúc vỏ đặc biệt với nhiều gờ nhỏ, sò điệp Nam Cực có thể sống sót trong môi trường cực kỳ lạnh giá.

Đăng ngày: 05/03/2022
Thức ăn tự nhiên khan hiếm, Florida phải cho lợn biển ăn 9 tấn rau xà lách mỗi tuần

Thức ăn tự nhiên khan hiếm, Florida phải cho lợn biển ăn 9 tấn rau xà lách mỗi tuần

Các loại cỏ biển là nguồn thức ăn tự nhiên chính của lợn biển, nhưng chúng đang biến mất nhanh chóng.

Đăng ngày: 04/03/2022

"Kho báu" khổng lồ ở đại dương: Mất hơn 60 năm mà con người vẫn chưa vớt lên được!

Thế giới đại dương không chỉ bí ẩn mà còn chứa rất nhiều kho báu hấp dẫn con người.

Đăng ngày: 02/03/2022
Lở đất cổ đại ở biển Đỏ có thể gây sóng thần cao 21m

Lở đất cổ đại ở biển Đỏ có thể gây sóng thần cao 21m

Tùy theo mức độ sạt lở đất dưới biển, một trận sóng thần khổng lồ cao từ 21 đến 45 m có thể tàn phá vùng ven biển Ai Cập và Arab Saudi.

Đăng ngày: 02/03/2022
Ra biển chơi, cô gái nhặt được bạch tuộc nhỏ xinh, ai ngờ là hung thần độc hơn cả hổ mang chúa

Ra biển chơi, cô gái nhặt được bạch tuộc nhỏ xinh, ai ngờ là hung thần độc hơn cả hổ mang chúa

Hoá ra, con bạch tuộc mà cô gái người Australia nhặt được lại là bạch tuộc đốm xanh, một trong những loài có nọc độc mạnh nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 01/03/2022
Ngư dân Trung Quốc sợ hãi vì

Ngư dân Trung Quốc sợ hãi vì "cướp biển 5 chân" ăn sạch ngao

Thú ăn " thượng đẳng" của loài sao biển màu hồng tím đã khiến ngư dân Trung Quốc thiệt hại nặng nề.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News