Sốc với khung cảnh giống Hawaii ở thế giới ngoài hành tinh
Tàu vũ trụ Juno của NASA đã tìm thấy các cấu trúc gây kinh ngạc trên "địa ngục ngoài hành tinh" Io.
Bộ phân tích mới về dữ liệu từ thiết bị lập bản đồ cực quang hồng ngoại Jovian (JIRAM) trên tàu vũ trụ Juno của NASA đã tiết lộ những "vòng nhiệt" bí ẩn phủ khắp mặt trăng Io của sao Mộc - thế giới ngoài hành tinh "cuồng nộ" nhất Thái Dương hệ.
Trong Hệ Mặt trời chúng ta, Io - mặt trăng lớn thứ tư của hệ - là nơi duy nhất ngoài Trái đất có các ngọn núi lửa đang phun trào dung nham nóng.
Các "vòng nhiệt" bí ẩn trên thế giới ngoài hành tinh mang tên Io - (Ảnh: NASA).
Thế giới này có hơn 400 ngọn núi lửa đang hoạt động, được hình thành và "giữ lửa" do sự nóng lên của thủy triều, lực hấp dẫn từ sao Mộc và các mặt trăng khổng lồ khác gần đó.
Mặc dù có nhiều giả thuyết về các dạng phun trào núi lửa trên thế giới ngoài hành tinh lạ lùng này nhưng lại có rất ít dữ liệu hỗ trợ.
Theo TS Alessandro Mura, thành viên nhóm sứ mệnh Juno, những gì tàu vũ trụ vừa ghi nhận là bằng chứng rõ ràng về một cấu trúc quen thuộc ở Trái đất: Hồ dung nham.
“Tại khu vực bề mặt Io mà chúng tôi có dữ liệu đầy đủ nhất, ước tính khoảng 3% bề mặt được bao phủ bởi một trong những hồ dung nham nóng chảy này. Đó một miệng núi lửa lớn được hình thành khi núi lửa phun trào và sụp đổ” - TS Mura tiết lộ.
Bề mặt nham nhở cấu trúc núi lửa của Io - (Ảnh: NASA).
Dữ liệu mới không chỉ làm nổi bật trữ lượng dung nham dồi dào trên Io mà còn cung cấp cái nhìn thoáng qua về những gì có thể đang diễn ra bên dưới bề mặt, bao gồm sự tuần hoàn của dòng dung nham.
Hình ảnh hồng ngoại của một số hồ dung nham Io cho thấy một vòng dung nham mỏng ở ranh giới, giữa lớp vỏ trung tâm bao phủ phần lớn hồ dung nham và thành hồ.
Theo TS Mura, sự phổ biến của các "vòng nhiệt" có thể cho thấy loại hoạt động núi lửa phổ biến nhất trên Io có thể là sự dâng trào từ các hồ dung nham khổng lồ này.
Lớp dung nham buộc phải vỡ ra khỏi thành hồ, tạo thành vòng dung nham điển hình, vốn được thấy ở các hồ dung nham ở Hawaii, hòn đảo du lịch không chỉ nổi tiếng với các bãi biển cát trắng mà còn với công viên núi lửa ngoạn mục.
Điều này một lần nữa cho thấy hoạt động núi lửa trên Io có thể giống Trái đất đến mức nào.
Vì vậy, Io cũng là một "phòng thí nghiệm" xuyên thời gian để nhân loại hiểu thêm về Trái đất thời kỳ đầu, khi hoạt động núi lửa còn tàn khốc và thường xuyên hơn ngày nay rất nhiều.
Các phát hiện mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.
Io cùng 3 "mặt trăng Galilean" khác của sao Mộc là Europa, Ganymede và Calisto là những thế giới ngoài hành tinh được giới khoa học "chăm sóc" kỹ lưỡng, bởi mỗi cái đều có đặc tính riêng.
Europa được cho là một trong những miền đất hứa hàng đầu cho sự sống ngoài hành tinh, trong khi Ganymede to lớn hơn cả sao Thủy và có từ trường mạnh mẽ. Ganymede và Calisto cũng được cho là có khả năng sinh sống dù thấp hơn Europa.

Tàu vũ trụ chụp hình ảnh lạ ở nơi NASA tin là có sự sống
Thế giới mà một tàu săn sự sống của NASA sẽ hướng đến trong năm 2024 tiếp tục để lộ điều hấp dẫn.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người "bạn đồng hành kỳ lạ"
Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ, nơi có ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.
