Sông băng 15.000 năm tuổi tan chảy có thể giải phóng virus mới

Nhóm nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc nghiên cứu hai lõi băng từ sông băng ở cao nguyên Tây Tạng và phát hiện 28 mẫu virus hoàn toàn mới.

Nhóm chuyên gia thực hiện ba bước loại bỏ các chất ô nhiễm ở bề mặt lõi băng để tiến hành nghiên cứu, Daily Star hôm 14/1 đưa tin. Đầu tiên, trong phòng lạnh -5 độ C, họ dùng cưa nạo bỏ nửa cm băng. Tiếp theo, các mẫu vật được rửa bằng ethanol, sau đó đến nước. Phân tích hai lõi băng, các nhà khoa học phát hiện mẫu gene của 33 nhóm virus, trong đó 28 nhóm hoàn toàn mới.


Các nhà khoa học nghiên cứu lõi băng. (Ảnh: Daily Star).

Dấu tích của các vi sinh vật cổ sẽ cung cấp thêm thông tin về khí hậu thời xưa và sự tiến hóa của Trái Đất. Khi khí hậu biến đổi lớn, các nhà khoa học hy vọng thông tin này sẽ giúp họ nắm được vi sinh vật nào có khả năng sống sót, môi trường tương lai sẽ như thế nào.

Tình trạng ấm lên toàn cầu do con người gây ra đang khiến các sông băng trên thế giới thu nhỏ, giải phóng vi sinh vật và virus mắc kẹt bên trong suốt hàng nghìn năm. "Điều này có thể làm tổn thất mẫu lưu trữ giúp đem lại thông tin về khí hậu Trái Đất thời xưa. Trong trường hợp xấu, băng tan có thể giải phóng các mầm bệnh ra môi trường", nhóm nghiên cứu cảnh báo.

Phần lớn các mầm bệnh này đều chưa được giới khoa học biết đến nên gần như không thể dự đoán ảnh hưởng của chúng đối với con người. Năm 2016, bệnh than bùng phát ở Siberia khiến 96 người nhập viện và hơn 2.000 tuần lộc chết. Mầm bệnh than có thể tồn tại trong thời gian rất dài. Dịch bệnh khi đó được cho là do tầng đất vĩnh cửu tan ra, để lộ xác tuần lộc bị nhiễm bệnh nhiều thập kỷ trước.

"Những mối nguy hiểm tồn tại trong băng là thật. Với tình trạng băng trên thế giới đang tan nhiều hơn, rủi ro các mầm bệnh thoát ra cũng tăng", Scott O Rogers, giáo sư tại Đại học Bang Bowling Green, viết trong một cuốn sách.

Chantal Abergel, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, không ngạc nhiên khi nhiều loại virus trong lõi băng hoàn toàn mới. "Chúng ta còn rất lâu nữa mới có thể lấy mẫu toàn bộ virus trên Trái Đất", Abergel nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Đăng ngày: 09/04/2025
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Đăng ngày: 05/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News