Sốt xuất huyết tăng do các bể chứa nước

Trong một nghiên cứu tại Khánh Hoà, chuyên gia y tế lo ngại việc xây dựng hệ thống cấp nước có thể góp phần lan truyền sốt xuất huyết, sau khi phát hiện các bể chứa nước 2000 lít là nơi sản sinh 92% ổ lăng quăng.

Những cảnh báo trên đã được đưa ra trong hội nghị đánh giá ba năm thực hiện dự án "Giảm nguy cơ sốt xuất huyết tại thực địa dự án cấp nước sạch nông thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (2005 - 2010)", tổ chức tại TP.HCM ngày 31/7.

Dự án được triển khai tại 6 xã thuộc 3 tỉnh Long An, Vĩnh Long, và Bến Tre nhằm giảm nguy cơ lan truyền bệnh sốt xuất tại cộng đồng.

Sau 2 năm 4 tháng triển khai, mật độ muỗi giảm trung bình 82% so với trước kia. Chỉ số mật độ lăng quăng cũng giảm trung bình 80%. Quan trọng hơn, quần thể vectơ truyền bệnh giảm đặc biệt trong năm thứ ba.

Hệ thống bể cấp nước có thể là tác nhân làm lan truyền sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: H.Cát


Trước đó, từ tháng 9/2001 - 9/2007 dự án "Cung cấp nước sạch nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long" do AusAID tài trợ đã được triển khai tại 5 tỉnh Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Bạc Liêu, và Kiên Giang. Theo đó, đã xây 51 công trình cấp nước bằng đường ống, 21.000 lu hồ chứa nước mưa cho các hộ gia đình, 118 khu vệ sinh trường học và 232 giếng khoan cho hộ gia đình.

Theo ThS. BS. Lương Chấn Quang, chuyên gia phụ trách phòng chống sốt xuất huyết, Khoa Y tế Công cộng - Viện Pasteur TP.HCM, hiện nay tại Long An phần lớn người dân chứa nước trong các vật dụng lớn, và loại bỏ thói quen dùng các lu khạp nhỏ. Đồng thời người dân thực hiện các biện pháp bảo vệ như đậy kín, làm vệ sinh thường xuyên, thả mesocyclops...

Muỗi Aedes aegypti, loài truyền bệnh sốt xuất huyết, sinh sản trong các dụng cụ chứa nước do con người tạo ra: lu khạp, bể chứa nước, và giếng. Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) cũng thừa nhận việc xây dựng hệ thống cấp nước góp phần làm lan truyền sốt xuất huyết và các bệnh do vectơ truyền bệnh có liên quan đến nước.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 7/2008 có 27 địa phương ghi nhận với tổng số mắc/chết là 7.606/8. Tích lũy số ca mắc/chết trên cả nước từ đầu năm đến nay là 22.918/24. so với cùng kỳ năm 2007, số mắc giảm 31%, số chết giảm 30%.

Sốt xuất huyết đang có dấu hiệu gia tăng; các điểm nóng là Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Còn tại TP.HCM, các điểm nóng là ở các huyện ngoại thành và quận ven như Bình Chánh, Thủ Đức, Quận 8 và Quận 6.

Điều đáng lo ngại là tình hình sốt xuất huyết ở các tỉnh miền Đông như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Trong nhiều năm qua, sốt xuất huyết ít xuất hiện ở các tỉnh này nên người dân chưa được miễn dịch. Do đó, phòng chống không tốt, dịch sốt xuất huyết khó khống chế.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News