SpaceX Grasshopper đạt kỷ lục độ cao mới
Công ty SpaceX đã thực hiện khá nhiều các chuyến bay thử nghiệm với tên lửa Grasshopper của họ và mới nhất là tuần rồi với một kỷ lục mới được lập. Grasshopper đã được độ cao hơn 743m - đây là mức cao nhất mà Grasshopper đã đạt được trong những lần thử nghiệm từ trước đến nay.
Sử dụng một máy quay camera gắn trên chiếc máy bay không người lái bốn cụm cánh quạt, các kỹ sư của SpaceX đã quay được cận cảnh hình ảnh Grasshopper bay lên. Khi tên lửa bắt đầu bay, chiếc camera bắt đầu điều chỉnh và ghi được cả hình ảnh khởi động chậm chạp của nó. Lần này Grasshoper gần như bay theo phương thẳng đứng, chứ không lệch về một bên như lần thử hồi tháng 08.
Tên lửa Grasshopper v1.0 chỉ là một phiên bản thử nghiệm của dòng tên lửa tái sử dụng do công ty SpaceX phát triển. Nó bao gồm một khoang chứa tên lửa đẩy giai đoạn một Falcon 9 chiếm 26m trong tổng chiều cao 32,3m của phiên bản v1.0, một động cơ Merlin 1-D, 4 chân hạ cánh, một kết cấu hỗ trợ, và một hệ thống định hướng tân tiến. Động cơ Merlin 1-D hoạt động bằng oxy lỏng và RP-1, một dạng kerosene tinh chế ở mức độ cao, có thể tạo ra lực đẩy tương đương 68.000kg.
Nếu được phát triển thành công thì SpaceX Grasshopper hứa hẹn sẽ thay thế cho các tên lửa vũ trụ chỉ sử dụng được một lần, đồng thời nó sẽ giảm chi phí để thực hiện các chuyến bay vào vũ trụ và trở về, mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành du lịch vũ trụ. Theo Elon Musk, người sáng lập SpaceX thì vào năm 2029, giá cho một chuyến đi du lịch tới sao Hoả cho cả gia đình sẽ chỉ vào khoảng 500.000 USD, một số tiền không phải là quá cao đối với những tỉ phú giàu có.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
