SpaceX phóng vệ tinh định vị toàn cầu thế hệ mới
Vệ tinh mới nhất trong Hệ thống Định vị Toàn cầu thế hệ thứ ba (GPS III) của Lực lượng Không Quân Mỹ đã được đưa lên quỹ đạo.
Vệ tinh mang số hiệu SV03 gắn trên đỉnh tên lửa đẩy Falcon 9 đã cất cánh vào lúc 3h10 rạng sáng hôm nay theo giờ Hà Nội từ Tổ hợp phóng 40 của Trạm Không quân Cape Canaveral ở Florida, Mỹ.
Khoảng 1 giờ 29 phút sau khi phóng, vệ tinh đã được triển khai vào quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất theo đúng kế hoạch. Tầng 1 của tên lửa đẩy tái sử dụng cũng hạ cánh an toàn xuống sà lan không người lái mang tên "Just Read the Instructions" trên Đại Tây Dương.
Vụ phóng đánh dấu lần thứ hai SpaceX phóng vệ tinh GPS cho Lực lượng Không quân Mỹ. SV03 mới là thiết bị thứ ba của mạng lưới GPS III được đưa lên quỹ đạo. Nó sẽ thay thế một vệ tinh cũ trong tổng số 31 vệ tinh GPS đang hoạt động trên toàn hệ thống.
Khi hoạt động đầy đủ, GPS III sẽ mang lại độ chính xác cao gấp ba lần và khả năng chống nhiễu hiệu quả gấp 8 lần so với phiên bản trước. Các vệ tinh thế hệ mới cũng được trang bị thêm một số tính năng cho phép liên lạc với các hệ thống định vị khác như Galileo của châu Âu.
Vệ tinh SV03 ban đầu được lên kế hoạch phóng vào ngày 29/4 nhưng bị trì hoãn hai tháng do ảnh hưởng của Covid-19. Lực lượng Không quân Mỹ cho biết sẽ phóng thêm nhiều vệ tinh GPS III nữa trong năm nay để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt trong đại dịch.
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đưa vệ tinh định vị thế hệ mới lên quỹ đạo.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
