SpaceX triển khai sứ mệnh Starlink đầu tiên năm 2021
Sau hai lần trì hoãn, công ty vũ trụ của tỷ phú Elon Musk vào hôm qua đã phóng thành công thêm 60 vệ tinh Internet Starlink lên quỹ đạo.
Các vệ tinh được gắn trên đỉnh tên lửa Falcon 9 cất cánh từ Tổ hợp phóng 39A tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida, Mỹ vào lúc 8h02 sáng 20/1 theo giờ địa phương. Lịch phóng ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 18/1 nhưng phải dời lại do thời tiết xấu và vấn đề kỹ thuật.
Khoảng 9 phút sau khi cất cánh, tầng một của tên lửa - có mã hiệu B1051 - đã tách ra và hạ cánh nhẹ nhàng xuống sà lan không người lái "Just Read the Guide" đậu trên Đại Tây Dương. Đây đã là chuyến bay thứ 8 của B1051, đánh dấu một kỷ lục mới của SpaceX về khả năng tái sử dụng tên lửa.
Sau khi tầng một tách ra, tầng hai của Falcon 9 được khai hỏa và tiếp tục nhiệm vụ đưa 60 vệ tinh lên quỹ đạo. Khoảng một giờ sau đó, các vệ tinh đồng loạt được triển khai theo đúng kế hoạch, kết thúc sứ mệnh Starlink đầu tiên trong năm 2021.
Vụ phóng lần này đã nâng tổng số vệ tinh trên mạng lưới Starlink lên 1.015 chiếc. Mục tiêu cuối cùng của Elon Musk là đưa hàng chục nghìn vệ tinh Starlink lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp để phủ sóng Internet tốc độ cao, băng thông rộng trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, hơn 1.000 vệ tinh là đủ để SpaceX bắt đầu cung cấp dịch vụ mạng của mình cho một số quốc gia như Mỹ, Canada và gần đây nhất là Vương quốc Anh.
Tên lửa Falcon 9 đưa 60 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo. (Video: SciNews).

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
