Startup Israel tuyên bố làm được bò bít tết nhân tạo, chi phí 50 USD/miếng, vị y như bò thật
Có một startup tới từ Israeli vừa tuyên bố họ đạt được một dấu mốc mấu chốt, có vai trò tối quan trọng trong việc đạt được chuẩn mực cao nhất của ngành sản xuất thịt nhân tạo, đó là biến tế bào động vật thành mô của thịt bò.
Aleph Farms, vươn lên với sự giúp đỡ từ một viện nghiên cứu Israel và một lò ấp trứng, thuộc chuỗi thức ăn khổng lồ sở hiện đang sở hữu Sabra – công ty sản xuất món hummus số một Hoa Kỳ, là nơi có tuyên bố trên. Hôm thứ Tư tuần trước, họ giới thiệu thứ thịt bò đầu tiên trên thế giới được sinh ra từ phòng thí nghiệm.
Dựa trên các tư liệu hình ảnh về miếng thịt bò trên, có thể thấy những thớ thịt bò trông như thật. Rất có thể đó chính là sản phẩm của tương lai, nơi con người không cần giết động vật để lấy thịt. Ta sẽ luôn có thứ thịt nhân tạo là một sự thay thế cận hoàn hảo.
"Mùi thịt nấu lên rất thơm, nó có vị gần như giống hệt miếng thịt bình thường", CEO và nhà sáng lập Aleph, Didier Toubia nói với Business Insider.
Nhưng cống hiến lớn nhất cho ngành thịt nhân tạo của miếng thịt bò trên là kết cấu của nó, anh Toubia nói. "Nó hơi dai, giống thịt. Chúng tôi có thể tận mắt nhìn thấy và cảm nhận từng thớ thịt khi cầm dao cắt nó".
Nếu như có một dấu mốc cho thấy thịt nhân tạo có được trong phòng thí nghiệm là một sự thay thế thịt hiệu quả, đó sẽ phải là một miếng thịt bò. Rất nhiều nơi đang làm bánh burger từ thực vật, nhưng một số khác, lại đang cố gắng tạo ra thịt bò và thịt gà thân thiện với môi trường bằng chính tế bào động vật. Bằng cách đó, ta bỏ qua hoàn toàn việc giết hại động vật.
Tuy nhiên, chưa có công ty nào tạo ra được một thứ thịt tin tưởng được, đủ để bán cho siêu thị và các nhà hàng.
Có một startup nữa ở Thung lũng Silicon có tên New Age Meat – Thịt Thế kỷ Mới đã có thể làm xúc xích tạo nên trong ống nghiệm, công ty Just tuyên bố tạo được nugget gà nhân tạo, và startup Memphis Meat được Bill Gates góp vốn xây dựng nói rằng họ đã tạo được thịt gà từ tế bào động vật. Thế nhưng chưa nơi nào tuyên bố có thể tái tạo được vị ngon ngọt của một miếng thăn bò.
Đó là bởi làm thịt băm bánh burger, viên thịt hay bất cứ món ăn nào có sự góp mặt của nhiều thành phần dễ hơn rất nhiều việc tái tạo lại cấu trúc và vị của một miếng thịt. "Làm xúc xích từ tế bào đã khó, bạn tưởng tượng làm nên một miếng thịt bò đúng vị sẽ khó mức nào", CEO Toubia của Aleph nói.
Các chuyên gia, các nhà đầu tư mạo hiểm tin rằng thịt nhân tạo sẽ tìm được đường tới từng hộ gia đình, và sẽ làm rung chuyển ngành công nghiệp thịt 200 tỷ USD của Mỹ. Nhưng việc công nhận thịt nhân tạo là thứ đồ ăn chính thống sẽ còn mất nhiều thời gian.
Không tốn thời gian vào những thức ăn tầm thường như thịt viên hay nugget, công ty Aleph tiến thẳng tới mốc "thịt bò" - đó vẫn luôn là mục tiêu cao nhất kể từ ngày thành lập. Họ có Shulamit Levenberg, chủ nhiệm khoa kỹ thuật y sinh thuộc Viện Công nghệ Technion của Israbel, đảm nhiệm cương vị chủ tịch ban khoa học; Neta Lavon, một nhà nghiên cứu tế bào gốc gạo cội, là phó chủ tịch bản nghiên cứu và phát triển R&D.
Thay vì tạo nên chỉ một hoặc hai loại tế bào động vật trên một mặt phẳng, Aleph tạo nên bốn loại tế bào động vật có thể tồn tại trong môi trường 3 chiều. Công ty cũng tuyên bố rằng trong môi trường không có huyết thanh phôi thai của bò - dung dịch quy chuẩn dùng dùng trong phòng thí nghiệm, có mục đích nuôi dưỡng các tế bào.
Toubia nói rằng miếng thịt bò họ phô diễn mất 2-3 tuần để hình thành, với chi phí sản xuất khoảng 50 USD một miếng.
"Chúng tôi là công ty duy nhất có khả năng làm một miếng thịt hoàn chỉnh có đủ các thớ cơ và mạch màu – mọi thành phần tạo nên cấu trúc cần có của một miếng thịt và cho các mô kết nối lại được với nhau", Toubia nói với Business Insider.
Aleph gọi phiên bản thịt bò nhân tạo thử nghiệm là "bò một phút", bởi chỉ cần nấu miếng thịt vài phút là nó chín thôi. Không chỉ các nhà khoa học nói vậy, đầu bếp Amir Ilan, người đã tự tay chuẩn bị miếng thịt bò nhân tạo, cũng có khẳng định tương tự.
Tương lai thịt nhân tạo thay thế được thịt được lấy từ bò nuôi đã tới rất gần rồi.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
