Thịt nhân tạo 330.000 USD ra lò
Chiếc bánh kẹp có nhân làm bằng thịt nhân tạo đầu tiên trên thế giới được nấu chín tại một nhà hàng ở thủ đô nước Anh hôm 5/8.
>>> Lần đầu tiên có đại tiệc bằng thịt nhân tạo
Với 142g thịt nhân tạo được sản xuất trong phòng thí nghiệm giá 330.000 USD (tương đương 7 tỷ đồng) sẽ được làm thành nhân bánh kẹp bởi chính người tạo ra nó. Công chúng sẽ được mời nếm thử tại một địa điểm bí mật, Timesofmalta cho biết.
Thịt nhân tạo là nghiên cứu của Đại học Maastricht, Hà Lan, do giáo sư Mark Post đứng đầu. Giáo sư Mark Post sẽ sản xuất nhân bánh kẹp từ 20.000 dải thịt nhỏ phát triển từ tế bào gốc của bò. Ông tin rằng đây là một cuộc cách mạng thực phẩm thịt nhân tạo và nó sẽ xuất hiện trong các siêu thị trong vòng ít nhất 10 năm nữa.
Các mẫu thịt nhân tạo được phát triển tại phòng thí nghiệm Đại học Maastricht, Hà Lan. (Ảnh: Reuters)
Theo dự kiến ban đầu, người chế biến miếng thịt bò nhân tạo là đầu bếp nổi tiếng tên Heston Blumental. Tuy nhiên, kế hoạch đã thay đổi và giáo sư Mark Post trở thành đầu bếp chính.
Nhân bánh kẹp được chiên trong chảo và nếm bởi hai tình nguyện viên, một người là doanh nhân giấu tên đồng thời cũng là người tài trợ nghiên cứu. Thành phần nguyên liệu gồm một dải thịt bò nhân tạo dày nửa milimet có màu vàng hơi hồng. Giáo sư Post cho biết, gần như không thể phân biệt được mùi vị của nó với thịt lấy từ động vật giết mổ.
Ông Mark Post nói: "Chúng tôi hy vọng thịt bò nhân tạo có thể giải quyết được nhiều vấn đề thực phẩm của thế giới hiện nay. Bánh kẹp thịt của chúng tôi làm từ các tế bào bắp thịt của một con bò, nó có mùi vị giống như thật”, ông nói.
Post chỉ ra rằng, ngành chăn nuôi đang phát triển không bền vững do nhu cầu về thịt tăng vọt trên toàn thế giới. Ra mắt nghiên cứu vào năm ngoái tại một hội thảo khoa học tại Vancouver, Canada, ông nói: "Nhu cầu thịt sẽ tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới. Ngay bây giờ chúng ta cần lựa chọn phương án thay thế cho thịt gia súc".
Giáo sư cho biết, ông và đồng nghiệp trải qua quá trình gồm nhiều giai đoạn để biến món ăn từ tế bào gốc trở thành nhân của một loại bánh có thể nướng hoặc chiên.
Một chiếc bánh kẹp thịt. (Ảnh minh họa: Independent)
Đầu tiên, các tế bào gốc được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng, cho phép chúng sinh sôi nảy nở gấp 30 lần. Tiếp theo, chúng được kết hợp với collagen đàn hồi, rồi các tế bào tự sắp xếp thành các khối bắp thịt.
Tiếp đó, nhóm khoa học kích thích điện sử dụng để các dải bắp thịt lớn lên. Cuối cùng hàng ngàn dải thịt bò nhỏ được tạo thành, khoảng 20.000 sợi thịt có khối lượng 142g được dùng để làm bánh kẹp thịt. Các thành phần khác gồm muối, bột trứng, vụn bánh mì, nước ép củ cải đường và nghệ vàng được thêm vào để tạo ra màu thịt bò đích thực.
“Một lợi thế lớn của thịt trong ống nghiệm là nó tốt cho sức khỏe con người, bằng cách tăng mức chất béo không bão hòa đa”, người đứng đầu nghiên cứu nói.
Một phát ngôn viên nói: "Một ngày, bạn có thể ăn thịt an toàn mà không phải giết hại động vật. Điều này giúp giảm lượng khí thải carbon, tiết kiệm nước và cung cấp thực phẩm an toàn hơn".

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.
