Stress có thể khiến não bạn nhỏ lại
Căng thẳng (hay stress) là một vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Nó không chỉ tạo cho ta cảm giác khó chịu mà còn kéo theo nhiều tác động tiêu cực tới não bộ và cơ thể của chúng ta. Bởi vậy, để duy trì một sức khỏe tốt cho hiện tại và tương lai, hãy học cách kiểm soát và tiêu diệt sự căng thẳng.
Căng thẳng có thể "tái cấu trúc" não bộ
Theo Lifehack, mọi thứ đều có hai mặt của nó. Căng thẳng cũng vậy, đôi khi nó không hoàn toàn mang lại những tác động xấu như ta nghĩ. Căng thẳng có thể tạo ra năng lượng giúp bạn bứt phá trong những cuộc thi thể thao hay như lúc bạn đang biểu diễn trên sân khấu trước hàng nghìn người. Nhưng hại nhiều hơn lợi, căng thẳng kéo dài sẽ có thể "tái cấu trúc" bộ não con người.
Khi Cortisol được tiết ra trong một khoảng thời gian dài, nó sẽ gây ảnh hưởng tới não bộ của chúng ta.
Khi chúng ta căng thẳng, a-xít HPA sẽ được kích hoạt. Vùng trước nhãn của vùng dưới đồi nằm ở trung tâm não bộ có khả năng tiết ra một hợp chất. Sau đó hợp chất này sẽ kích thích tuyến yên tiết ra hormone ACTH vào các mạch máu. Hormone này chính là tác nhân gây ra stress – Cortisol. Khi Cortisol được tiết ra, cơ thể con người sẽ luôn được đặt vào trong trạng thái sẵn sàng làm việc. Nhưng khi Cortisol được tiết ra trong một khoảng thời gian dài, nó sẽ gây ảnh hưởng tới não bộ của chúng ta từ đó dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
Cortisol là một trong những tác nhân cung cấp năng lượng cho cơ thể để xử trí trong những tình huống khó khăn. Tuy nhiên khi tình trạng trên kéo dài, cơ bắp sẽ dần "xuống cấp", giảm tốc độ phản hồi của cơ bắp, hệ miễn dịch trở nên suy yếu. Não bộ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Căng thẳng làm não bộ "teo" lại
Căng thẳng kéo dài và sự tăng nồng độ Cortisol trong máu là những tác nhân chính ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tiếp thu và khống chế căng thẳng. Hồi hải mã, vùng não điều khiển các yếu tố trên, dần dần sẽ hạn chế tác dụng của A-xit HPA từ đó dẫn đến khảng năng điều hòa căng thẳng bị suy giảm.
Không những vậy Cortisol còn làm giảm lượng tế bào thần kinh. Khi có quá nhiều Cortisol tập trung trước vùng trước não, các liên kết tạo bởi những xi-náp sẽ dần bị phá vỡ. Sự tiêu biến của các liên kết xi-náp sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại từ đó dẫn đến sự giảm đi của khối lượng não bộ.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà
Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì
Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).
