Sử dụng sợi nấm làm vật liệu cách âm thân thiện với môi trường

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã sử dụng nấm để thiết kế một loại vật liệu thân thiện với môi trường và có khả năng hấp thụ âm thanh hiệu quả.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều vật liệu cách âm khác nhau. Vật liệu cách âm chủ yếu được làm bằng vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu gốc khoáng.

Tuy nhiên, việc xử lý và tái chế cả hai vật liệu này không hề đơn giản và đặc biệt là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Sử dụng sợi nấm làm vật liệu cách âm thân thiện với môi trường
Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào được gọi là sợi nấm.

Xuất phát từ thực tế trên, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Môi trường, An toàn và Năng lượng Fraunhofer của Đức đã sử dụng sợi nấm để chế tạo vật liệu thân thiện với môi trường có khả năng hấp thụ âm thanh.

Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào được gọi là sợi nấm. Sợi nấm là thành phần sinh dưỡng của nấm, được tạo thành từ các cấu trúc giống như sợi chỉ nên được gọi là sợi nấm.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu hoạch sợi nấm được trồng trong phòng thí nghiệm, sau đó bổ sung vào chất nền bao gồm rơm, sợi gỗ và chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất thực phẩm. Hỗn hợp này sau đó được in 3D thành hình dạng mong muốn.

Các sợi nấm tiếp tục phát triển trên khắp bè mặt ma trận ba chiều, tạo thành một chất rắn độc lập. Sau khi đạt độ rắn nhất định, vật liệu được sấy khô trong lò nung ở nhiệt độ cao nhằm ngăn chặn sự phát triển thêm của nấm. Kết quả là vật liệu có cấu trúc ô thoáng xốp "lý tưởng cho mục đích cách âm" ra đời.

Vật liệu mới không chỉ được làm hoàn toàn từ các thành phần tái tạo, có khả năng phân hủy sinh học. Một số thành phần có thể bị loại bỏ tuy nhiên vì được in 3D nên cấu trúc bên trong của vật liệu được tối ưu hóa để hấp thụ âm thanh.

Các nhà khoa học cho biết họ đang lên kế hoạch thực hiện những nghiên cứu sâu rộng hơn nhằm mục đích xác định dạng cấu trúc hoạt động hiệu quả nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh động đất ở Indonesia, hơn 600 người thương vong

Cận cảnh động đất ở Indonesia, hơn 600 người thương vong

Ít nhất 26 người chết và hơn 600 người bị thương khi trận động đất mạnh 6,2 độ richter xảy ra gần đảo Sulawesi của Indonesia hôm nay (15/1).

Đăng ngày: 15/01/2021
Công ty Ấn Độ biến không khí ô nhiễm thành gạch xây

Công ty Ấn Độ biến không khí ô nhiễm thành gạch xây

Công ty Carbon Craft Design lấy carbon tinh khiết từ không khí ô nhiễm để sản xuất gạch ngói xây dựng.

Đăng ngày: 13/01/2021
Núi lửa cao hơn 2.300m nhô lên giữa mây

Núi lửa cao hơn 2.300m nhô lên giữa mây

Phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp bức ảnh ấn tượng về hòn đảo núi lửa không người ở tại Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 12/01/2021
Kỳ lạ cảnh tượng mặt biển

Kỳ lạ cảnh tượng mặt biển "bốc khói trắng" ngùn ngụt vì trời quá lạnh

Do sự chênh lệnh nhiệt độ cao giữa nước biển và nhiệt độ trong không khí nên đã tạo ra những làn khói trắng.

Đăng ngày: 11/01/2021
Sáng chế

Sáng chế "biến" tảo lam độc hại thành bột protein

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển công nghệ biến tảo lam độc hại trên hệ thống sông ngòi thành bột protein thân thiện với hiệu quả giải độc cao.

Đăng ngày: 09/01/2021
Phát hiện 2.000 mảnh nhựa tại khu khảo cổ từ thời Đồ Sắt

Phát hiện 2.000 mảnh nhựa tại khu khảo cổ từ thời Đồ Sắt

Theo một nghiên cứu mới công bố, các nhà khoa học đã tìm thấy " dấu vết" của nhựa tại một công trình khảo cổ có niên đại từ Thời kỳ Đồ sắt (Iron Age).

Đăng ngày: 08/01/2021
Phân biệt rét đậm, rét hại, rét ẩm, rét khô: Kiểu rét nào

Phân biệt rét đậm, rét hại, rét ẩm, rét khô: Kiểu rét nào "đáng sợ" nhất?

Chúng ta thường nghe các thuật ngữ rét đậm, rét hại... trong các bảng tin dự báo thời tiết, tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được các kiểu rét này.

Đăng ngày: 08/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News