Sự hung hãn của “vua hải tặc” khét tiếng thế kỷ 17

Được mệnh danh là "vua hải tặc", Henry Avery đã chỉ huy khoảng 160 tên cướp biển tấn công, cướp bóc nhiều tàu thuyền vào thế kỷ 17. Đặc biệt, gã cả gan tấn công tàu của hoàng đế Ấn Độ Aurangzeb.

Sinh năm 1659 tại Plymouth, Vương Quốc Anh, Henry Avery là một trong những tên cướp biển khét tiếng nhất thế giới. Y được cho là đã phục vụ trong lực lượng Hải quân của Anh trước khi trở thành "vua hải tặc".

Sự hung hãn của “vua hải tặc” khét tiếng thế kỷ 17
"Vua hải tặc" Henry Avery và đồng bọn đã cướp được không ít vàng bạc để ăn chơi hưởng thu.

Theo một số nhà nghiên cứu, chức vụ cao nhất của Henry Avery khi phục vụ trong Hải quân là Đại úy. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà sau đó gã quyết định chuyển sang làm cướp biển vào năm 1691.

Một số người cho rằng, Henry Avery có quyết định như vậy là vì việc làm hải tặc sẽ giúp hắn có cuộc sống ung dung tự tại, sống ngoài vòng pháp luật và có thể kiếm được nhiều tiền chỉ trong thời gian ngắn.

Sau vài năm "hành nghề" cướp biển, Henry Avery trở thành thuyền trưởng của một con tàu cướp biển. Gã chỉ huy khoảng 160 tên cướp biển và thực hiện nhiều vụ tấn công, cướp bóc tài sản, hàng hóa của các tàu buôn. Theo đó, "vua hải tặc" Henry Avery và đồng bọn đã cướp được không ít vàng bạc, châu báu và nhiều của cải giá trị để ăn chơi, hưởng thụ.

Một trong những phi vụ lớn nhất mà Henry Avery thực hiện diễn ra vào ngày 7/9/1695. Khi ấy, "vua hải tặc" đã chỉ huy thuộc hạ thực hiện cuộc đột kích nhắm vào tàu Ganj-i-Sawai thuộc sở hữu của hoàng đế Ấn Độ Aurangzeb - một trong những người quyền lực và giàu có nhất thời bấy giờ.

Sự hung hãn của “vua hải tặc” khét tiếng thế kỷ 17
Sau vài năm "hành nghề" cướp biển, Henry Avery trở thành thuyền trưởng của một con tàu.

Tàu Ganj-i-Sawai khi đó chở lượng lớn vàng bạc trị giá hàng triệu USD cùng với nhiều người hành hương. Trong cuộc tấn công này, nhóm cướp biển của Henry Avery còn tra tấn, sát hại một số người trên tàu.

Dưới áp lực của Ấn Độ, Vua William III của Anh đã treo khoản tiền thưởng lớn cho ai bắt giữ được Henry Every. Vì vậy, "vua hải tặc" này bị truy lùng gắt gao. Cho đến nay, các nhà sử học chỉ biết hải tặc Henry Every đã bỏ trốn đến Ireland năm 1696 và sau đó không ai biết số phận của gã như thế nào.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Jeremiah Horrocks - Người định hình thiên văn học

Jeremiah Horrocks - Người định hình thiên văn học

Trước năm 1639, giới thiên văn học tin sao Kim nằm sau và lớn hơn Mặt trời gấp nhiều lần.

Đăng ngày: 21/08/2024
Từ cướp biển thành nhà tự nhiên học đầu tiên

Từ cướp biển thành nhà tự nhiên học đầu tiên

Như mọi tên cướp biển, William Dampier (1651 - 1715) cũng mê mẩn vàng. Tuy nhiên, thế giới còn thứ khiến ông say đắm hơn nữa là đời sống tự nhiên.

Đăng ngày: 20/08/2024

"Phù thủy cây lúa" Võ Tòng Xuân và những đóng góp cho khoa học

GS Võ Tòng Xuân là người được mệnh danh " phù thủy cây lúa", với những cống hiến đặc biệt cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Đăng ngày: 19/08/2024
Robert Cocking và cú nhảy dù tử thần

Robert Cocking và cú nhảy dù tử thần

Anh- Cách đây 187 năm, Robert Cocking thực hiện cú nhảy dù từ khinh khí cầu tại Vauxhall Gardens từ độ cao 1.500 m và tử vong sau đó.

Đăng ngày: 19/08/2024
Margaret Profet - Thần đồng trong giới sinh học

Margaret Profet - Thần đồng trong giới sinh học

Dù không được đào tạo chính thức về lĩnh vực sinh học, song Margaret J. " Margie" Profet đã đưa ra một số giả thuyết liên quan đến cơ thể phụ nữ và tạo ra một cuộc tranh cãi kéo dài hàng thập kỷ.

Đăng ngày: 15/08/2024
Eunice Newton Foote - Nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính

Eunice Newton Foote - Nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính

Eunice Newton Foote (17/7/1819 - 30/9/1888) là một nhà khoa học, nhà phát minh người Mỹ. Bà được cho là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu và kết luận về hiệu ứng nhà kính từ năm 1856.

Đăng ngày: 02/08/2024
Bé trai Trung Quốc tự viết 600 dòng code để phóng tên lửa

Bé trai Trung Quốc tự viết 600 dòng code để phóng tên lửa

Yan Hongsen tự học viết code, vật lý và hóa học để chế tạo tên lửa. Lần phóng đầu tiên chưa thực sự thành công nhưng cậu bé vẫn không bỏ cuộc.

Đăng ngày: 29/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News