Sự kiện 80 năm xảy ra một lần trên bầu trời, có thể nhìn bằng mắt thường?

Một vụ nổ lớn giữa 2 ngôi sao sẽ xảy ra trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 9. Đây là sự kiện thiên văn hiếm gặp, và chỉ xảy ra khoảng 80 năm một lần.

Hệ sao đôi trong chòm sao Bắc Miện (Corona Borealis) thường ít được người yêu thích thiên văn chú ý, vì rất khó để nhìn thấy chúng trên bầu trời đêm bằng mắt thường.

Sự kiện 80 năm xảy ra một lần trên bầu trời, có thể nhìn bằng mắt thường?
Mô tả của một nghệ sĩ về sự tương tác giữa 2 ngôi sao trong chòm sao Corona Borealis. (Ảnh: Science Alert).

Thế nhưng một sự kiện hiếm gặp sắp xảy đến, khiến hai ngôi sao này trở thành tâm điểm của sự bàn luận. Cụ thể, sự trao đổi giữa hai ngôi sao này sắp gây ra một vụ nổ lớn.

Theo NASA, ánh sáng từ vụ nổ sẽ truyền qua vũ trụ, và khiến nó trông như thể một ngôi sao mới xuất hiện trên bầu trời, với độ sáng tựa như sao Bắc Đẩu, và có thể quan sát thấy bằng mắt thường.

Theo các nhà khoa học, sự kiện này chỉ xảy ra khoảng 80 năm một lần, và đây sẽ là lần thứ 3 con người chứng kiến sự kiện này. Những lần trước đó, sự kiện được phát hiện vào các năm 1866 và 1946 bởi nhà thông thái người Ireland John Birmingham.

Sumner Starrfield, một nhà thiên văn học tại Đại học bang Arizona, cho rằng các sao ngôi mới, hay còn gọi là các tân tinh, thường có chu kỳ phát nổ trong khoảng 100.000 năm.

Tuy nhiên, cấu tạo đặc biệt của hệ sao đôi T. Coronae Borealis cho phép chúng khởi động một phản ứng nhiệt hạch chỉ sau khoảng 80 năm. Vụ nổ sẽ chỉ diễn ra trong vài giây ngắn ngủi, với nhiệt độ có thể tăng lên 100-200 triệu độ C.

Bên cạnh hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra ở khu vực Bắc Mỹ vào ngày 8/4, đây có thể được xem là một trong những sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất năm 2024.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về nguồn gốc vũ trụ: Mỗi lỗ đen có thể sinh ra một vũ trụ con và chúng ta sống trong lỗ đen?

Bí ẩn về nguồn gốc vũ trụ: Mỗi lỗ đen có thể sinh ra một vũ trụ con và chúng ta sống trong lỗ đen?

Vũ trụ của chúng ta có phải là một lỗ đen không? Đây là câu hỏi khó có câu trả lời chính xác, tuy nhiên nhiều hiện tượng thiên văn học cho thấy nhận định này không phải là không thể.

Đăng ngày: 08/04/2024
Nhật thực toàn phần đầu tiên và duy nhất của năm 2024

Nhật thực toàn phần đầu tiên và duy nhất của năm 2024

Nhật thực toàn phần sẽ xuất hiện từ vùng duyên hải Thái Bình Dương của Mexico lúc 11h07 giờ PDT ngày 8/4 (1h07 ngày 9/4 giờ Hà Nội), được coi là dài nhất trên đất liền trong hơn một thập kỷ.

Đăng ngày: 08/04/2024
Tàu Soyuz của Nga đáp xuống Trái đất, nữ phi hành gia 33 tuổi làm nên lịch sử

Tàu Soyuz của Nga đáp xuống Trái đất, nữ phi hành gia 33 tuổi làm nên lịch sử

Tàu vũ trụ Soyuz MS-24 chở phi hành gia người Nga Oleg Novitsky, phi hành gia NASA Loral O'Hara và nữ phi hành gia người Belarus Marina Vasilevskaya.

Đăng ngày: 08/04/2024
Một hành tinh ngoài Thái Dương hệ có

Một hành tinh ngoài Thái Dương hệ có "cầu vồng" tương tự Trái đất

Một hiện tượng đặc biệt tưởng chừng chỉ dành riêng cho Trái đất vừa bất ngờ được phát hiện ở một hành tinh xa xôi trong chòm sao Song Ngư

Đăng ngày: 08/04/2024
NASA tìm ra lỗi trục trặc trên tàu vũ trụ cách 24 tỷ km

NASA tìm ra lỗi trục trặc trên tàu vũ trụ cách 24 tỷ km

Tàu Voyager 1 truyền dữ liệu vô nghĩa từ cuối tháng 11 năm ngoái do một con chip trên tàu có thể bị hạt năng lượng cao va trúng.

Đăng ngày: 08/04/2024
Phát hiện

Phát hiện "hạt tiền Mặt trời" chưa từng biết rơi xuống Nam Cực

Một hạt bụi từ thiên thạch cổ đại rơi xuống Nam Cực được mô tả là " đến từ nơi khá bất thường trong không - thời gian".

Đăng ngày: 07/04/2024
Nga đã tạo ra được

Nga đã tạo ra được "trái tim” của nguyên mẫu động cơ tên lửa plasma

Kết quả tạo ra động cơ tên lửa plasma sẽ cho phép Liên bang Nga giành được vị trí dẫn đầu về công nghệ trong lĩnh vực này và vươn lên tầm cao mới trong các hoạt động khám phá vũ trụ.

Đăng ngày: 05/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News