Sư tử 3 chân liều mình vượt qua khúc sông đầy cá sấu

Con sư tử đực bị mất một chân dẫn theo em trai bơi gần qua quãng sông gần 1,6km đầy hà mã và cá sấu để tìm kiếm bạn tình.

Vào một tối tháng 2, hai con sư tử đực đứng ở quãng nước nông của sông Kazinga trong vườn quốc gia Nữ hoàng Elizabeth, ở Uganda, và tìm cách đi qua sông. Bờ bên kia sông ở cách đó gần 1,6 km. Sông Kazinga có thể sâu tới 6 m ở một số chỗ, nổi tiếng với mật độ hà mã lớn nhất thế giới và những con cá sấu dài gần 5 m. Trước đó gần 12 giờ, hai con sư tử đực thua cuộc trong trận chiến giành lãnh thổ nhưng may mắn sống sót. Ở lại bờ bên này con sông rất nguy hiểm và chúng có thể nghe thấy tiếng gầm rống của sư tử cái từ xa, theo Wire New Fax.

Sư tử 3 chân liều mình vượt qua khúc sông đầy cá sấu
Sư tử Jacob mất một chân do mắc bẫy của thợ săn. (Ảnh: Alex Braczkowski).

Tương tự nhiều loài mèo, những con sư tử không thích bơi. Một con trong số chúng tên Jacob chỉ có 3 chân. Nó mất một chân do mắc bẫy của thợ săn trộm vào năm 2020. Nhưng cả Jacob và em nó là Tibu đều không chùn bước. Hai con mèo lớn bắt đầu chuyến bơi dài nhất mà các nhà nghiên cứu từng ghi nhận ở sư tử. Họ mô tả phát hiện trong bài báo sắp xuất bản trên tạp chí Ecology and Evolution.

Đôi sư tử khá chật vật trong 3 lần vượt sông. Trong lần thử thứ hai, drone theo dõi chúng thu được dấu hiệu nhiệt lớn có thể là một con cá sấu hoặc hà mã bám đuôi. Hai con sư tử đực tách ra theo hình chữ Y trước khi vội vã trở lại bờ. Chưa đầy một giờ sau lần thử đầu tiên, cả hai quyết định thử sức lần thứ 3. Lộ trình dường như rõ ràng và chúng tiếp tục bơi cho tới khi vượt qua con sông. Alexander Braczkowski, nhà sinh vật học bảo tồn làm việc với Đại học Griffith ở Australia và Đại học Bắc Arizona, người nghiên cứu anh em sư tử từ năm 2017, nhận xét chuyến vượt sông của chúng rất gay cấn.

Sông Kazinga cắt ngang qua vườn quốc gia. Tiến sĩ Braczkowski và cộng sự trông thấy Jacob và em nó ở bên kia con sông 3 lần. Họ cho rằng chúng bơi qua lại giữa hai bờ. Nhưng họ thiếu bằng chứng cho thấy chúng bơi suốt quãng đường.

Giới nghiên cứu từng quan sát sư tử bơi ở vùng châu thổ Okavango tại Botswana, nhưng hiếm khi xa quá 46 m. Năm 2012, một con sư tử bơi khoảng 100 m qua sông Zambezi từ Zimbabwe tới Zambia. Vào tháng 11/2023, một con sư tử đực trẻ tuổi bơi ngang qua sông Rufiji ở nam Tanzania, vượt qua quãng đường 300 m trên mặt nước. Có bằng chứng cho thấy sư tử bơi giữa hai bờ hồ Kariba cũng nằm ở biên giới giữa Zambia và Zimbabwe và một đảo giữa hồ với khoảng cách gần một kilomet, dù điều này chưa bao giờ được xác nhận bằng video.

Những loài mèo lớn khác thành thạo dưới nước hơn. Báo đốm chuyên săn cá sấu caiman trên sông ở Brazil. Nghiên cứu vào năm 2022 hé lộ một con sư tử núi ở vùng Puget Sound ngoài khơi bang Washington bơi gần 1,2 km. Cùng năm, một con hổ cái bơi qua khoảng cách tương tự để vượt sông Brahmaputra ở bắc Ấn Độ.

Nhưng tiến sĩ Brackowski ước tính hai con sư tử ở Uganda bơi gần 1,6 km qua sông Kazinga. Tại sao chúng lại thực hiện hành trình vượt sông nguy hiểm như vậy. Theo Craig Packer, người phụ trách Dự án sư tử Serengeti suốt 35 năm, động lực thôi thúc chúng là tìm kiếm bạn tình.

Điều kiện địa phương cũng góp phần thúc đẩy. Theo tiến sĩ Braczkowski, số lượng sư tử trong vườn quốc gia đã giảm từ 71 xuống 40 con năm 2018, với ít nhất 17 con sư tử, chủ yếu là con cái, bị đầu độc bởi cư dân gần đó nhằm bảo vệ gia súc. Số lượng sư tử đực lớn gấp đôi so với con cái. "Sư tử đực không tìm thấy bạn tình trong khu vực chúng sinh sống. Những con cái duy nhất chúng có thể tiếp cận ở bên kia sông", Braczkowski giải thích. Trong trường hợp đó, chúng có thể quyết định tranh thủ cơ hội ở nơi khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài động vật kỳ dị bước ra từ thần thoại, giá gần trăm triệu/kg, từng sống sót qua kỷ băng hà

Loài động vật kỳ dị bước ra từ thần thoại, giá gần trăm triệu/kg, từng sống sót qua kỷ băng hà

Ngày nay, loài động vật này vẫn nằm trong Sách Đỏ thế giới, được xếp vào nhóm “cực kỳ nguy cấp”.

Đăng ngày: 23/06/2024
Loài chim có tên gọi độc lạ và ít người biết ở Việt Nam: Dễ nhầm với bìm bịp, có một đặc tính giống tu hú!

Loài chim có tên gọi độc lạ và ít người biết ở Việt Nam: Dễ nhầm với bìm bịp, có một đặc tính giống tu hú!

Tại Việt Nam, có thể quan sát loài chim này tại các vườn quốc gia Xuân Thủy, Cát Tiên, Yok Đôn.

Đăng ngày: 21/06/2024
Linh dương bị 3 con cá sấu tấn công khi vượt sông

Linh dương bị 3 con cá sấu tấn công khi vượt sông

Con linh dương đầu bò cuối cùng trong đàn vượt sông Mara bị bầy cá sấu bao vây nhưng may mắn trốn thoát thành công.

Đăng ngày: 20/06/2024
Loài chim quý hiếm mở rộng vùng sinh sống ở Trung Quốc

Loài chim quý hiếm mở rộng vùng sinh sống ở Trung Quốc

Mới đây, giới chức bảo tồn thiên nhiên Trung Quốc đã lần đầu tiên phát hiện 2 con cò non giống mỏ thìa mặt đen tại vùng đồng bằng sông Hoàng Hà, phía Đông nước này.

Đăng ngày: 20/06/2024
Cầy vằn quý hiếm sinh sản thành công

Cầy vằn quý hiếm sinh sản thành công

10 cá thể cầy vằn quý hiếm vừa được sinh sản tự nhiên tại Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia Cúc Phương.

Đăng ngày: 19/06/2024
Báo hoa mai phi thân vồ gọn đại bàng đang bay

Báo hoa mai phi thân vồ gọn đại bàng đang bay

Với khả năng di chuyển khéo léo và nhảy cao, báo hoa mai nhanh chóng hạ gục một kẻ săn mồi khác - đại bàng bateleur trưởng thành.

Đăng ngày: 19/06/2024
Nghi vấn hổ xuất hiện tại Quảng Bình: Nhìn thấy hổ từ phía sau!

Nghi vấn hổ xuất hiện tại Quảng Bình: Nhìn thấy hổ từ phía sau!

Khai báo tại hiện trường với đoàn liên ngành do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình chủ trì, chị Hồ Thị Vinh cho biết, đã nhìn thấy hổ từ phía sau đuôi, có vằn đen lẫn đỏ hung, cách khoảng 30m.

Đăng ngày: 18/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News