Sứa độc khổng lồ bất ngờ thành tâm điểm trên mạng xã hội

Hình ảnh về một con sứa khổng lồ tại bãi biển Hàn Quốc được chụp từ năm 2008 bỗng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Reddit những ngày gần đây.

Theo người dùng Reddit Alesig, anh đã chụp bức ảnh này ở bãi biển gần thành phố Incheon, Hàn Quốc vào năm 2008, nhưng cho đến nay vẫn chưa từng thấy con gì lớn như vậy, Newsweek đưa tin ngày 10/8.

Theo nhiều người dùng trên Reddit, sinh vật to lớn này có thể là sứa Nomura. Gill Mapstone, chuyên gia về sứa tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, đồng ý với quan điểm này.

Sứa Nomura là loài có thân rễ lớn, to gần bằng sứa bờm sư tử - loài sứa lớn nhất thế giới.

"Nó có đường kính chuông hình vòm dài 2 m, và có thể nặng tới 200kg", bà Mapstone nói.

Sứa độc khổng lồ bất ngờ thành tâm điểm trên mạng xã hội
Người dùng Reddit Alesig chụp ảnh con sứa Nomura ở bãi biển Hàn Quốc vào năm 2008. (Ảnh: Alesig).

Nhiều người đã để lại bình luận với sự lo sợ. "Có một vài quốc gia không nên đến tắm biển", một người bình luận.

Loài vật khổng lồ này thường được phát hiện ở biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải. Những chiếc xúc tu dài chứa nọc độc có thể gây ngứa, sưng tấy, đau cấp tính, một số trường hợp có thể gây tử vong.

"Những vết đốt nói chung không gây chết người, nhưng để lại cơn đau dữ dội trong khoảng nửa giờ rồi dịu đi. Song, có một số trường hợp tử vong đã được báo cáo từ Trung Quốc", bà Mapstone nói.

Số lượng sứa Nomura tăng nhanh thời gian qua, khiến chính phủ Hàn Quốc phải khuyến cáo những người đi biển về nguy cơ bị sứa đốt.

Theo Korea Times, có đến 10 con sứa trên mỗi 100 m2 được phát hiện ở những vùng biển thuộc tỉnh Nam Gyeongsang tính từ ngày 19/7.

Các nghiên cứu khoa học cho biết nhiệt độ nướng biển tăng, cải tạo ven biển và đánh bắt thủy sản quá mức trong những năm qua đã góp phần khiến loài sứa này sinh trưởng mạnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn chưa thể giải đáp về bạch tuộc ma Casper

Bí ẩn chưa thể giải đáp về bạch tuộc ma Casper

Loài bạch tuộc có hình dáng như ma - tên gọi Casper - lần đầu xuất hiện ở Hawaii năm 2016 đến nay vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn.

Đăng ngày: 10/08/2022
Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Đăng ngày: 09/08/2022
Hàng nghìn con cua nhện tràn lên bất thường ở bãi biển Anh

Hàng nghìn con cua nhện tràn lên bất thường ở bãi biển Anh

Nhiệt độ nước biển tăng do khủng hoảng khí hậu đã tạo ra hiện tượng hàng nghìn con cua nhện tràn vào bất thường ở bãi biển thị trấn St Ives, Cornwell.

Đăng ngày: 08/08/2022
Loài ốc chân vảy thép dưới đáy đại dương có nguy cơ tuyệt chủng

Loài ốc chân vảy thép dưới đáy đại dương có nguy cơ tuyệt chủng

Loài ốc sên với phần thân phủ đầy vảy sắt dường như chỉ có trong các phim khoa học viễn tưởng nhưng ở đáy biển sâu của Ấn Độ Dương, những con ốc này thật sự tồn tại.

Đăng ngày: 05/08/2022
Thêm đàn cá voi khoảng 7 con xuất hiện ở ven biển Đề Gi, Bình Định

Thêm đàn cá voi khoảng 7 con xuất hiện ở ven biển Đề Gi, Bình Định

Ngày 4-8, anh Tommy Toàn (tên đầy đủ Đỗ Thanh Toàn) xác nhận đã bắt gặp đàn cá voi xanh khoảng 7 con đang di chuyển, kiếm ăn ở khu vực biển Đề Gi, cách bờ khoảng 1 hải lý.

Đăng ngày: 04/08/2022
Cá voi sát thủ: Tiết lộ về mối quan hệ bầy đàn khăng khít, vai trò bất ngờ của giống cái với các con non

Cá voi sát thủ: Tiết lộ về mối quan hệ bầy đàn khăng khít, vai trò bất ngờ của giống cái với các con non

Cá voi sát thủ cái sống thọ hơn 80 năm - lâu hơn nhiều so với cá voi sát thủ đực, và có một lý do đặc biệt cho điều đó.

Đăng ngày: 04/08/2022
Lần đầu phát hiện tiếng kêu của cá đuối ó

Lần đầu phát hiện tiếng kêu của cá đuối ó

Những cảnh quay được ghi lại ở Indonesia và Australia cho thấy ít nhất hai loài cá đuối có thể phát ra âm thanh nhưng không rõ bằng cách nào.

Đăng ngày: 04/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News