Sứa xâm hại ăn thịt con non để sinh tồn
Hàng nghìn con sứa lược Leidyi xâm hại ở biển Baltic bắt đầu ăn thịt con non vào cuối mùa hè nhằm sống sót qua thời kỳ khan hiếm thức ăn.
Theo nghiên cứu công bố hôm 7/5 trên tạp chí Communications Biology, hành vi ăn thịt đồng loại này chỉ là một phần đời sống của những con sứa sống ở vùng biển nghèo chất dinh dưỡng bên ngoài môi trường sống tự nhiên, giúp chúng có năng lượng để sống sót thêm vài tuần sau khi tàn sát quần thể con mồi địa phương.
Hai con sứa non trong túi dẫn thức ăn vào miệng của sứa trưởng thành. (Ảnh: Live Science).
"Theo cách nào đó, cả quần thể sứa đóng vai trò như một thể thống nhất, trong đó nhóm con non cung cấp thức ăn cho sứa trưởng thành vượt qua thời kỳ áp lực về nguồn dưỡng chất", Thomas Larsen, đồng tác giả nghiên cứu ở Viện Khoa học Lịch sử Loài người Max Planck tại Jena, Đức, cho biết. "Điều này cho phép sứa tồn tại trong những sự kiện cực hạn và thời kỳ thức ăn khan hiếm, thích nghi với nhiều hệ thống khí hậu và điều kiện khác".
Trong nghiên cứu mới, nhóm tác giả theo dõi quần thể sứa lược Leidyi (Mnemiopsis leidyi) sống ở Kiel Fjord, vịnh dài trên biển Baltic gần đông bắc nước Đức. Sứa lược là động vật bản xứ ở phía tây Đại Tây Dương gần Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nhưng du nhập vào vùng biển Baltic tương đối lạnh trong thập niên 1980. Loài vật xâm hại này đang đối mặt với thời kỳ khan hiếm thức ăn kéo dài hơn nhiều so với đồng loại ở Đại Tây Dương. Tuy nhiên, chúng vẫn tìm ra cách phát triển mạnh.
Sự sinh tồn thành công của sứa lược ở biển Baltic một phần là nhờ chu kỳ sinh sản. Vào cuối mùa hè, sứa lược sinh sản nhanh chóng, mỗi con sứa giải phóng hàng trăm trứng và tinh trùng vào nước cùng lúc, khiến số lượng tăng gấp hàng nghìn lần. Đội quân ấu trùng sẵn sàng ăn mọi con mồi mà chúng có thể tìm thấy, chủ yếu là động vật phù du nhỏ cho tới khi không còn sót lại gì. Không lâu sau khi quần thể con mồi địa phương sụp đổ, ấu trùng sứa cũng chết đói.
Trong khi lấy mẫu quần thể sứa lược Baltic và con mồi của chúng vào tháng 8 và 9/2008, nhóm nghiên cứu phát hiện một con sứa trưởng thành với hai con non nằm trong túi dẫn thức ăn vào thẳng miệng nó. Đây là bằng chứng giúp lý giải sứa trưởng thành vẫn tiếp tục phát triển trong nhiều tuần sau khi con mồi và ấu trùng chết. Nhưng để khẳng định hành vi ăn thịt đồng loại, các nhà nghiên cứu cần xác nhận sứa trưởng thành lấy dưỡng chất từ con non.
Tháng 9/2016, nhóm nghiên cứu nuôi sứa trưởng thành và ấu trùng trong phòng thí nghiệm. Trong vòng 36 giờ, những con sứa trưởng thành ăn bất kỳ con non nào trong bể. Phân tích sau đó cho thấy ấu trùng bị ăn thịt chiếm khoảng 4% tổng lượng carbon và 2,5% tổng lượng nitrogen trong cơ thể mỗi con sứa trưởng thành, chứng tỏ chúng có mật độ dưỡng chất cao hơn hẳn nhóm sứa cùng loài chỉ ăn động vật giáp xác. "Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên chứng minh sứa M. leidyi trưởng thành ăn thịt ấu trùng của chính chúng. Do ấu trùng không thể sống sót trong mùa đông ở môi trường sống phương bắc, chúng tôi suy đoán mục đích chính của ấu trùng M. leidyi là dự trữ năng lượng và dưỡng chất cho con trưởng thành", các nhà nghiên cứu chia sẻ.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.
