Sửng sốt những câu chuyện bất ngờ trước vụ nổ Big Bang
Vụ nổ Big Bang diễn ra cách đây khoảng 13,8 tỷ năm trước, nhưng vũ trụ có diện mạo như thế nào trước Big Bang? Có thể là trước vụ nổ Big Bang, vũ trụ là một khối kéo dài vô tận của một vật chất...
Điều đầu tiên cần hiểu Big Bang thực sự là gì?
"Vụ nổ Big Bang là một khoảnh khắc trong thời gian, không phải là một điểm trong không gian", Sean Carroll, nhà vật lý lý thuyết tại Viện Công nghệ California cho biết.
Có thể là trước vụ nổ Big Bang, vũ trụ là một khối kéo dài vô tận của một vật chất cực nóng, dày đặc, tồn tại ở trạng thái ổn định cho đến khi vì một lý do nào đó, vụ nổ Big Bang xảy ra.
Vũ trụ cực kỳ dày đặc này có thể đã bị chi phối bởi cơ học lượng tử, chịu tác động biến đổi vật lý có quy mô khủng, Carroll nói.
Và sau đó, vụ nổ Big Bang đã đại diện cho thời điểm mà tính chất vật lý cổ điển trong vũ trụ từng chiếm lĩnh bị chấm dứt, mở màn cho giai đoạn tiến hóa mới.
Nguồn ảnh: Space.
Đối với Stephen Hawking, trước vụ nổ Big Bang, ông nói các sự kiện là không thể đo lường được, và do đó không được xác định.
Hawking gọi đây là giai đoạn không có ranh giới. Theo ông, thời gian và không gian là hữu hạn, nhưng chúng không có bất kỳ ranh giới hay điểm bắt đầu hay điểm kết thúc nào trước vụ nổ Big Bang.
Cũng có một lý thuyết liên quan cho rằng, vụ nổ Big Bang không phải là khởi đầu của mọi thứ, mà là một thời điểm khi vũ trụ chuyển từ thời kỳ co lại sang thời kỳ giãn nở.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
