"Súng thần công" phóng vệ tinh vào quỹ đạo trong 10 phút
Công ty Green Launch đang phát triển thiết bị phóng các vật thể lên quỹ đạo ở tốc độ siêu thanh chỉ sử dụng hỗn hợp hydro và các loại khí khác.
Tiến sĩ John W. Hunter, giám đốc điều hành kiêm giám đốc nghiên cứu của công ty Green Launch chỉ đạo chương trình Super High Altitude Research Project (SHARP) ở Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore cách đây 30 năm, dẫn tới quá trình phát triển "thiết bị phóng xung lực hydro" lớn và mạnh nhất thế giới.
Phiên bản thử nghiệm cỡ nhỏ của thiết bị phóng xung lực hydro do Green Launch phát triển. (Ảnh: Green Launch)
Thiết bị có dạng ống dài chứa đầy hydro, heli và oxy, và vật phóng đặt ở mặt trước. Khi súng thần công này khai hỏa, các khí nở ra cực nhanh, vật phóng nhận được lực đẩy khổng lồ từ phía sau. Chương trình SHARP đã chế tạo và thử nghiệm một thiết bị phóng xung lực 122 m vào năm 1992, phá vỡ mọi kỷ lục phóng về mặt năng lượng và tốc độ, đẩy nhiều khối hàng (bao gồm động cơ phản lực dòng thẳng siêu thanh) với vận tốc lên tới Mach 9 (11.113 km/h).
Theo Eric Robinson, giám đốc phát triển kinh doanh của Green Launch, phương pháp này có thể nâng cấp quy mô tốt hơn so với máy gia tốc quay tròn như hệ thống SpinLaunch. "Kỷ lục đối với vật phóng bằng nhiên liệu đẩy hydro là 11,2 km/giây. Chúng tôi lên kế hoạch hạn chế vận tốc phóng ở mức 6 km/giây để tăng tính tái sử dụng và ngăn mài mòn", Robinson cho biết. Tương tự hệ thống SpinLaunch, vật phóng từ thiết bị của Green Launch cần đốt một tên lửa nhỏ để tăng tốc lần cuối và bay đúng quỹ đạo. Nhưng do súng thần công hydro phóng vật thể ở tốc độ quá nhanh, tên lửa này cần nhỏ và nhẹ hơn nhiều.
Green Launch ước tính lực tăng tốc sẽ đạt đỉnh ở mức 30.000 G. Công ty đã tiến hành một thử nghiệm đơn giản để kiểm tra liệu thiết bị điện tử có chịu được lực đó hay không. Họ kết luận lực tăng tốc sẽ không ảnh hưởng tới các linh kiện điện tử. Green Launch cho biết chi phí phóng sẽ ở mức tối thiểu, chỉ bằng 1/10 so với những tên lửa hiện nay. Do không sử dụng tên lửa đẩy ở giai đoạn đầu, hệ thống của Green Launch tiết kiệm nhiều nhiên liệu đốt và không thải khí. Đồng thời, khách hàng cũng có thể giảm thiểu rủi ro với nhiều lần phóng thay vì mất cả cụm vệ tinh trong một vụ nổ tên lửa.
Súng thần công hydro có thể hoạt động cách 60 - 90 phút một lần, đưa vật phóng bay vào khí quyển ở tốc độ siêu thanh. Vật phóng có thể lên tới quỹ đạo thấp của Trái đất ở độ cao 300 - 1.000 km trong chưa đầy hai giờ.
Công ty đã chế tạo một ống phóng 16,5 m để chứng minh ý tưởng. Họ đã phóng thành công vật phóng vào tầng bình lưu ở tốc độ trên 3.705 km/h. Cuối năm nay, họ đặt mục tiêu tăng tốc độ tới mức đủ lớn để vật phóng bay qua đường Karman cách bề mặt Trái đất 100 km.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
