Tác dụng của tinh dầu sả và cách làm tinh dầu sả đơn giản tại nhà

Tinh dầu sả được chiết xuất từ thân và lá của cây sả bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Tên khoa học của cây sả là Cymbopogon nardus.

Tên tiếng Anh của tinh dầu sả là Citronella essential oil, bạn cần phân biệt nó với tinh dầu sả chanh có tên tiếng Anh là Lemongrass essential oil.

Loại tinh dầu này đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc, Sri Lanka, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Nó chủ yếu được sử dụng để xua đuổi côn trùng, giảm viêm, giảm đau.

Công dụng của tinh dầu sả

1. Khử mùi tự nhiên

Sử dụng tinh dầu sả chanh như một chất làm mát, làm sạch không khí  hoặc khử mùi tự nhiên và an toàn. Pha loãng từ 3ml đến 50ml tinh dầu sả chanh với 100-200ml nước tùy sở thích đậm nhạt vào một bình xịt, sử dụng trong phòng, nhà vệ sinh, nhà bếp hoặc các nơi bạn muốn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng với đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu.

2. Chăm sóc da

Một trong những lợi ích thiết yếu của tinh dầu sả là tính năng chữa bệnh của da. Hãy thêm tinh dầu sả chanh vào dầu gội, dầu xả, chất khử mùi, xà phòng và kem dưỡng. Tinh dầu sả chanh là chất làm sạch hiệu quả cho tất cả các loại da. Với khả năng khử trùng và làm se da khiến tinh dầu sả chanh làm sáng và cải thiện da một cách hoàn hảo. Nó giúp làm sạch sâu các lỗ chân lông của bạn, dùng như một toner tự nhiên giúp các mô của da trở lên khỏe mạnh. Bằng cách massage hoặc bôi tinh dầu sả chanh đã được pha loãng với dầu nền vào tóc, da đầu, trên cơ thể, bạn có thể giảm các triệu chứng đau đầu và đau mỏi cơ bắp. 

3. Giúp tóc khỏe mạnh

Tinh dầu sả chanh có thể giúp làm khỏe các nang tóc, vì vậy nếu bạn đang bị các vấn đề như ngứa da đầu, rụng tóc hãy dùng 5-8 giọt tinh dầu sả chanh pha với khoảng 10-15ml nước bôi lên chân tóc, mát xa khoảng 2-5 phút sau đó gội sạch. Với khả năng làm mềm mượt và diệt vi khuẩn sẽ giúp bạn có mái tóc bóng khỏe.

Tác dụng của tinh dầu sả và cách làm tinh dầu sả đơn giản tại nhà

 4. Khả năng đuổi côn trùng tự nhiên 

Do có hàm lượng citral và geraniol cao nên tinh dầu sả chanh có khả năng đuổi các loại vi trùng như muỗi và kiến. Tinh dầu này có mùi hương dịu nhẹ có thể được phun trực tiếp ở dạng pha loãng trên da. Bạn có thể sử dụng tinh dầu sả chanh để giết các loại bọ chét, thêm 5 giọt vào một chút nước(20ml) của một bình xịt và xịt lên lớp lông của thú cưng nhà bạn. 

5. Giảm stress và Giúp ngủ ngon

Hương thơm dịu nhẹ, mát mẻ của tinh dầu sả chanh giúp giảm bớt lo âu, sự cáu kỉnh và hỗ trợ tốt cho chứng mất ngủ. Khả năng giảm đau và tính thôi mien của tinh dầu sả chanh có thể giúp cải thiện khoảng thời gian và chất lượng của giấc ngủ. Để giảm stress hãy tạo một dầu massage sả chanh và massage toàn body bạn sẽ cảm thấy thư giãn, đỡ đau mỏi và ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.          

6. Thư giãn cơ bắp

Lợi ích của tinh dầu sả chanh bao gồm cả khả năng làm giảm đau nhức, nó giúp lưu thông máu huyết do đó có thể giúp giảm bớt sự co thắt cơ, đau lưng, bong gân và chuột rút. Hãy dùng dầu massage sả chanh trên cơ thể hoặc chỉ mát xa đôi chân chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt vời. 

7. Giải độc tố

Tinh dầu sả chanh hoặc trà đã được sử dụng để giải độc tố ở một số nước. Nó được biết đến để giải độc các đường tiêu hóa, gan, thận, bang quang và tuyến tụy. Bởi vì nó hoạt động như thuốc lợi tiểu, Sử dụng tinh dầu sả chanh trong trà và một số loại thức uống sẽ giúp bạn thải ra các loại độc tố trong cơ thể. Để giúp cơ thể luôn tươi mới hãy thêm tinh dầu sả chanh vào súp, canh hoặc trà của bạn. Hãy thử làm cho mình một loại trà từ sả chanh bằng cách đun lá, củ sả chanh với nước sôi, hoặc đơn giản là thêm một vài giọt tinh dầu sả chanh hữu cơ nguyên chất vào trà hàng ngày.

8. Giảm bớt các vấn đề về kinh nguyệt

Uống trà sả chanh được cho là giúp phụ nữ cải thiện các vấn đề về kinh nguyệt hàng tháng. Do nó có thể giúp sự buồn nôn và tính cáu bẳn. Uống 2 cốc trà sả chanh một ngày để giảm đau bụng, đau mình mẩy trong thời kỳ này.

9. Thuốc bảo vệ dạ dày và loét dạ dày

Tinh dầu sả chanh đã được biết đến hàng trăm năm như một loại thuốc giúp chữa đau dạ dày, viêm và loét dạ dày. Hãy cho tinh dầu sả chanh vào nước uống hàng ngày hoặc trà, hoặc canh, súp, các món ăn giúp điều trị chứng đau dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy.

Tác dụng của tinh dầu sả và cách làm tinh dầu sả đơn giản tại nhà

10. Giúp giảm đau đầu

Các hiệu ứng làm dịu nhẹ nhàng của tinh dầu sả chanh có khả năng làm giảm đau, áp lực, hoặc căng thẳng có thể gây ra nhức đầu. Thử massage tinh dầu sả chanh pha loãng lên thái dương của bạn và thưởng thức sự thư giãn từ hương chanh nhẹ mát.

11. Làm sạch vi khuẩn

Thành phần citral và limonene trong tinh dầu sả chanh có thể giết chết hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị nhiễm trùng như giun gai hoặc các loại nấm khác. Các nghiên cứu ở chuột đã chứng minh rằng tinh dầu sả chanh là một chất chống nấm và kháng khuẩn hữu hiệu. Tận dụng lợi ích của những tinh dầu sả chanh bằng cách làm một loại xà phòng làm sạch cho cơ thể của bạn hoặc cho chân, tay. 

12. Giảm sốt

Các nghiên cứu trên phòng thí nghiệm cho thấy rằng trà sả chanh(nước sắc sả chanh) dùng để uống hoặc tinh dầu sả chanh có hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng sốt.

13. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn

Bằng cách cho phép các chất dinh dưỡng được hấp thu vào cơ thể, tinh dầu sả chanh làm tăng hệ thống miễn dịch của bạn. Dầu có thể là yếu tố quan trọng trong việc phục hồi hệ thống của bạn và nó có thể giúp ích cho hoạt động của các cơ quan của bạn.

14. Điều trị rối loạn tiêu hoá

Tinh dầu cây sả chanh có thể giúp bạn giảm bớt sự đau do kích ứng khí trong dạ dày và ruột, và nó có thể loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể vì nó làm tăng tiểu tiện(lợi tiểu). Sả chanh có tác dụng ngăn ngừa rối loạn dạ dày ruột, như loét dạ dày, vì nó giúp kích thích chức năng ruột và cải thiện tiêu hóa. 

15. Giảm viêm

Tác dụng của tinh dầu sả và cách làm tinh dầu sả đơn giản tại nhà

Các đặc tính chống viêm của tinh dầu sả chanh xuất phát từ các limonene. Tình trạng viêm đã được tìm thấy có liên quan đến mọi tình trạng sức khoẻ và nó đã được biết là nguyên nhân gây ra các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm khớp, bệnh Crohn, bệnh Alzheimer, ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, Bệnh Parkinson. 

16. Tác dụng chống oxy hóa

Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu sả chanh có khả năng chống lại các gốc tự do. Một trong những thành phần chính của tinh dầu sả chanh là citral, đã được biết đến để ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là sớm. Những hoạt động chống ung thư này là phổ biến nhất trong việc phòng ngừa ung thư da.

17. Làm giảm Cholesterol

Một nghiên cứu cho thấy rằng những con vật có cholesterol cao được cho chiết xuất tinh dầu sả chanh và các con số của chúng đã giảm đáng kể. Phản ứng này được tìm thấy dựa trên liều lượng của tinh dầu sả chanh. Tiêu thụ tinh dầu sả chanh đã cho thấy để duy trì mức triglycerides lành mạnh và giảm LDL (xấu) cholesterol trong cơ thể. Điều này thúc đẩy dòng máu không bị cản trở trong các động mạch và sẽ giúp bảo vệ bạn chống lại nhiều chứng rối loạn về tim mạch. 

18. Chống lại cúm hoặc Lạnh

Tinh dầu sả chanh có thể chống lại vi khuẩn và có thể giúp điều trị các bệnh như bệnh cảm thông thường, đặc biệt khi sử dụng với máy xông hơi, đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu. Nếu nhiệt độ cơ thể của bạn cao hơn bình thường, tinh dầu sả chanh có thể có tác dụng làm mát.

Cách làm tinh dầu sả

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Chọn sả già, được trồng trên 10 tháng trở lên.
  • 2 lọ thủy tinh có nắp đậy.
  • Rượu Vodka hoặc rượu đế loại tốt.
  • 1 miếng gạc hoặc vải thưa.
  • Nước sạch.
  • Máy xay sinh tố, dao, chày.

Tác dụng của tinh dầu sả và cách làm tinh dầu sả đơn giản tại nhà

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Làm sạch, sơ chế nguyên liệu: sả bạn cần loại bỏ phần rễ, lá, bẹ lá đã giập, giữ lại thân và gốc khoảng 4 - 5cm; 2 lọ thủy tinh bạn cần rửa sạch và lau khô.
  • Bước 2: Dùng dao hoặc chày đập thân sả để sả tiết ra tinh dầu. Bạn không nên đập quá mạnh, tinh dầu sẽ bị chảy và thoát ra ngoài.
  • Bước 3: Xếp các khúc sả đã được đập giập vào lọ thủy tinh, xếp ngang nửa bình là đủ.
  • Bước 4: Pha rượu đế hoặc rượu Vodka với nước sạch theo tỉ lệ 1:1 (có thể thay hỗn hợp rượu và nước bằng giấm ăn). Đổ dung dịch vào lọ sả đã chuẩn bị sao cho ngập. Sau đó đậy kín nắp lại, đặt ở nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Bước 5: 3 ngày sau, đổ hỗn hợp nước, rượu và sả ra riêng. Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn phần thân sả, sau đó lại cho vào bình như ban đầu, đậy kín nắp lại và để thêm 3 tuần nữa.
  • Bước 6: Sau 3 tuần, dùng miếng gạc hoặc vải sạch lọc bỏ bã sả. Phần bã được tách riêng, tinh dầu sẽ được lắng lại và bạn đã hoàn thành việc chưng cất tinh dầu sả nguyên chất.

Lưu ý: cần bảo quản tinh dầu trong lọ tối thủy tinh tối màu và dùng dần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công thức pha cồn 80 độ từ cồn 90 độ, 100 độ để làm dung dịch rửa tay diệt virus, vi khuẩn

Công thức pha cồn 80 độ từ cồn 90 độ, 100 độ để làm dung dịch rửa tay diệt virus, vi khuẩn

Theo nghiên cứu, cồn 80 độ mới là lựa chọn ưu tiên để diệt virus, còn cồn 70 độ thường chỉ được khuyên dùng để diệt vi khuẩn.

Đăng ngày: 06/02/2020
Cloramin B là gì? Cách pha Cloramin B để khử trùng, diệt khuẩn

Cloramin B là gì? Cách pha Cloramin B để khử trùng, diệt khuẩn

CloraminB là hóa chất được sử dụng nhiều cho tiêu diệt các loại vi khuẩn nằm trên bề mặt như nền nhà, bàn ghế, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, các vật dụng, đồ chơi... Những bề mặt đó là nơi con người tiếp xúc nhiều và có khả năng đưa vi khuẩn vào trong cơ thể rất cao.

Đăng ngày: 05/02/2020
Vitamin là gì? Các loại vitamin và công dụng của chúng với sức khoẻ

Vitamin là gì? Các loại vitamin và công dụng của chúng với sức khoẻ

Vitamin là gì? Các loại vitamin phổ biến? Công dụng của chúng với sức khoẻ là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

Đăng ngày: 05/02/2020
Nữ tiến sĩ tạo vật liệu cầm máu từ vảy cá

Nữ tiến sĩ tạo vật liệu cầm máu từ vảy cá

Phát hiện lượng lớn collagen trong vảy cá, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Chinh tìm cách chế tạo vật liệu y sinh mới giúp tái tạo mô và chữa lành vết thương.

Đăng ngày: 04/02/2020
61 người Đài Loan nhiễm cúm H1N1, 13 ca tử vong trong một tuần

61 người Đài Loan nhiễm cúm H1N1, 13 ca tử vong trong một tuần

Trong bối cảnh thế giới đang bùng phát dịch nCoV, Đài Loan (Trung Quốc) có thể phải chống chọi với đại dịch lớn hơn từ virus cúm H1N1.

Đăng ngày: 04/02/2020
Kết quả nghiên cứu gây sốc: Virus corona có thể lây qua đường tiêu hóa

Kết quả nghiên cứu gây sốc: Virus corona có thể lây qua đường tiêu hóa

Các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo rằng, coronavirus mới có thể lây qua đường tiêu hóa (phân, miệng), Xinhua ngày 2/2 dẫn kết quả nghiên cứu mới nhất.

Đăng ngày: 03/02/2020
Trung Quốc phát hiện ổ dịch cúm A/H5N1 gần Vũ Hán

Trung Quốc phát hiện ổ dịch cúm A/H5N1 gần Vũ Hán

Ngày 1/2, Trung Quốc phát hiện một ổ dịch cúm A/H5N1 (cúm gia cầm) ở gần trung tâm vùng dịch do virus Corona mới (2019-nCoV) gây ra ở miền trung nước này, báo South China Morning Post đưa tin.

Đăng ngày: 03/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News