Tác phẩm nghệ thuật đầu tiên do robot tạo ra được bán với giá 1,32 triệu USD
Bức chân dung nhà toán học người Anh Alan Turing vừa trở thành tác phẩm nghệ thuật đầu tiên do robot sáng tác được bán đấu giá, với mức giá 1,32 triệu USD vào ngày 7/11.
Bức chân dung cao 2,2m có tên "Vị thần AI" do Ai-Da, họa sĩ robot siêu thực đầu tiên trên thế giới sáng tác, đã vượt xa mức định giá ban đầu 180.000 USD tại phiên đấu giá Nghệ thuật Số của nhà đấu giá Sotheby's ở London.
Robot Ai-Da bên cạnh bức tranh do mình tạo ra. (Ảnh: ai-darobot.com).
Nhà đấu giá Sotheby's cho biết, mức giá kỷ lục này đánh dấu một cột mốc trong lịch sử nghệ thuật hiện đại và đương đại, đồng thời phản ánh sự giao thoa ngày càng sâu sắc giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và thị trường nghệ thuật toàn cầu.
Robot Ai-Da, sử dụng AI để giao tiếp, đã chia sẻ rằng giá trị cốt lõi trong tác phẩm là khả năng thúc đẩy đối thoại về các công nghệ mới nổi. Ai-Da còn nói thêm rằng bức chân dung của Alan Turing khiến người xem suy ngẫm về bản chất thần thánh của AI và điện toán, đồng thời cân nhắc những hệ lụy đạo đức và xã hội từ những tiến bộ này.
Robot siêu thực này là một trong những robot tiên tiến nhất thế giới, được thiết kế giống khuôn mặt phụ nữ, có đôi mắt to và mái tóc giả màu nâu. Ai-Da được đặt tên theo Ada Lovelace - nữ lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới. Ai-Da là sáng tạo của Aidan Meller, một chuyên gia về nghệ thuật hiện đại và đương đại.
Ông Meller nhận định rằng những họa sĩ vĩ đại trong lịch sử luôn trăn trở với thời đại của họ, vừa tôn vinh vừa đặt câu hỏi về những thay đổi xã hội. Robot Ai-Da, với tư cách một công nghệ, là họa sĩ hoàn hảo để thảo luận về những phát triển công nghệ hiện tại và di sản đang hình thành.
Ai-Da hình thành ý tưởng thông qua các cuộc trò chuyện với các thành viên làm việc cùng và đã đề xuất tạo ra hình ảnh của Turing trong một cuộc thảo luận về "AI vì điều tốt đẹp". Robot này sau đó được hỏi về phong cách, màu sắc, nội dung, tông màu và kết cấu cần sử dụng, rồi dùng camera trong mắt để nhìn ảnh Turing và tạo nên bức họa.
Chuyên gia Meller là trưởng nhóm tạo ra Ai-Da cùng với các chuyên gia AI từ các trường Đại học Oxford và Birmingham ở Anh. Ông cho biết nhà toán học Turing đã bày tỏ lo ngại về việc sử dụng AI từ những năm 1950.
Theo ông Meller, những tông màu trầm và các mảng khuôn mặt vỡ vụn trong tác phẩm dường như gợi ý về những thách thức mà Turing đã cảnh báo chúng ta sẽ phải đối mặt khi quản lý AI. Ông Meller cũng nhấn mạnh rằng các tác phẩm của Ai-Da mang tính "siêu thực và ám ảnh", tiếp tục đặt câu hỏi về việc sức mạnh của AI sẽ dẫn chúng ta đến đâu.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Những ứng dụng thiết thực của AI trong cuộc sống
Không chỉ tạo ra cơn sốt về công nghệ, AI còn đặt viên gạch đầu tiên cho một kỷ nguyên máy móc, từng bước thay thế con người thực hiện những công việc từ đơn giản cho tới không tưởng.

Các nhân vật trong truyện tranh Conan sẽ có dung nhan thực tế như thế nào ngoài đời thật?
Công nghệ AI cho kết quả siêu ấn tượng khi dựng lại hình ảnh các nhân vật trong bộ truyện Thám Tử Lừng Danh Conan.

Kỹ sư NASA bất ngờ trước hình dạng “ngoài hành tinh” của linh kiện tàu vũ trụ do AI chế tạo
Theo lời các kỹ sư NASA, vẻ ngoài khác lạ không ảnh hưởng tới hiệu năng của chúng. Trái lại, nó còn hiệu quả hơn thiết kế do con người tạo ra.

Dùng AI vẽ lại khuôn mặt của các nhân vật nổi tiếng trên khắp thế giới
Các mỹ nhân nổi tiếng như Dương Quý Phi và Võ Tắc Thiên sau khi được AI phục dựng tướng mạo trông sẽ như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo là gì? AI (artificial intelligence) là gì?
Định nghĩa trí tuệ nhân tạo: (AI: Artificial Intelligence) có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh.
