Tại sao án tử thường được thi hành vào mùa thu ở thời phong kiến? 3 lý do khiến hậu thế tâm phục khẩu phục!

Vào thời xa xưa, tội nhân thường bị hành quyết ở nơi công cộng như trước cổng chợ, cổng thôn, cho phép người dân theo dõi, coi như một lời cảnh báo.

“Thu hậu vấn trảm”, còn được gọi là “Thu quyết”, thể hiện việc thi hành án tử hình trong mùa thu vào thời phong kiến ở Trung Quốc.

“Thu quyết” bắt đầu xuất hiện ngay từ thời Tây Chu, hình thành một chế độ vào thời Tây Hán, được các triều đại kế thừa.

Vậy tại sao người xưa lại xử tử tù nhân vào mùa thu?

1. Tôn kính “thiên ý” và quyền hạn tối cao của Hoàng đế

Sự xuất hiện của chế độ “Thu quyết” bắt nguồn từ lòng tôn kính thần linh. Người ta tin rằng hành vi của con người phải tuân theo trời.

Trong mắt người xưa, mùa xuân và mùa hè là mùa vạn vật sinh trưởng, tượng trưng cho sự tái sinh và phát triển; trong khi mùa thu và mùa đông là mùa cây cối chết đi, tượng trưng cho sự hoang tàn. Vì vậy, người xưa đặt thời gian hành quyết tù nhân vào mùa thu đông. Trong “Lễ ký - Nguyệt lệnh” có chép rằng: “Gió mát thổi, sương trắng rơi, ve sầu kêu, chim ưng bắt mồi, hành hình phán quyết” (tạm dịch). Có thể thấy, từ thời Tây Chu đã có tục lệ hành quyết tù nhân vào mùa thu.

Tại sao án tử thường được thi hành vào mùa thu ở thời phong kiến? 3 lý do khiến hậu thế tâm phục khẩu phục!
Mùa thu và mùa đông là mùa cây cối chết đi nên người xưa đặt thời gian hành quyết tù nhân vào mùa thu đông. (Ảnh minh họa).

Đến thời Tây Hán Vũ Đế, Đổng Trọng Thư đã kết hợp tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” của Nho giáo và tạo ra học thuyết “Thiên nhân cảm ứng” (thiên tượng và con người có sự liên thông đối ứng với nhau), nhấn mạnh thêm khái niệm “Thiên phú hoàng quyền” (quyền lực của Hoàng đế, người được cho là con trời).

Đồng thời, Đổng Trọng Thư cho rằng: “Trời có bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông; tương ứng với Vương có bốn việc, khánh, thưởng, hình, phạt”. Khi đó Hoàng đế nên tổ chức lễ, thưởng vào mùa xuân và hạ, hành hình vào mùa thu và đông. Bởi lẽ thu đông là lúc “sát khí ngập trời”, có thể áp dụng hình phạt để thể hiện cái gọi là “làm theo ý trời”.

Khi Hán Vũ Đế “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, “Thu quyết” bắt đầu được phổ biến rộng rãi và đã được các triều đại sau áp dụng.

Vào năm Nguyên Hòa thứ hai của Đông Hán Chương Đế, triều đình nhắc lại rằng: Ngoại trừ những kẻ mắc tội phản quốc, án tử hình phải được thi hành sau sương giáng mùa thu và trước ngày đông chí. Kể từ đó trở đi, "thu đông hành hình" được đưa vào luật pháp và được thể chế hóa.

Chẳng hạn luật pháp đời Đường và đời Tống quy định từ đầu xuân đến thu phân, ngoại trừ những người phạm tội mưu phản, thì tội nhân không được hành quyết vào mùa xuân. Nhà Thanh cũng quy định những tù nhân phải bị xử tử vào mùa thu.

2. Mùa thu là mùa nông nhàn

Ngoài việc tuân theo mùa, “Thu quyết” cũng không thể tách rời quy luật sản xuất nông nghiệp xa xưa.

Sản xuất nông nghiệp thời tiền Tần là điển hình của chế độ nô lệ. Theo đó, quý tộc ở mọi cấp độ đều nắm giữ vị trí thống trị, họ là chủ sở hữu đất đai và là quan chức chịu trách nhiệm quản lý nhân dân. Mặc dù vậy, do trình độ sản xuất nông nghiệp tương đối lạc hậu thời tiền Tần, những quý tộc này vẫn phải làm việc, chỉ có thời gian rảnh mới giải quyết công việc triều chính trong lúc nông nhàn.

Mô hình sản xuất nông nghiệp lúc bấy giờ chủ yếu là “xuân hạ canh tác, thu đông nông nhàn”. Vì vậy, những quan chức chỉ có thời gian giải quyết công việc triều chính, xử tử tù nhân trong thời gian nông nhàn vào mùa thu đông.

Tại sao án tử thường được thi hành vào mùa thu ở thời phong kiến? 3 lý do khiến hậu thế tâm phục khẩu phục!
Chọn ngày hành quyết trong thời kỳ nông nhàn sẽ có lợi hơn cho người dân vây xem. (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, vào thời xa xưa, tội nhân thường bị hành quyết ở nơi công cộng như trước cổng chợ, cổng thôn, cho phép người dân theo dõi, coi như một lời cảnh báo. Điều này có lợi cho việc làm cho người dân kính sợ pháp luật, đồng thời thể hiện uy nghiêm của triều đình.

Vì vậy, chọn ngày hành quyết trong thời kỳ nông nhàn sẽ có lợi hơn cho người dân vây xem. Và nếu chọn vào mùa đông, thời tiết sẽ quá lạnh và mọi người sẽ ngại ra ngoài.

Vì vậy, việc ấn định ngày hành quyết vào mùa thu là hoàn toàn phù hợp với quy luật sản xuất nông nghiệp xa xưa. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến chế độ “Thu quyết” có thể tiếp tục đến thời Đường và nhà Tống.

3. Giao thông lạc hậu nên việc phê duyệt án tử mất nhiều thời gian

Vào thời Hán, Ngụy, Tấn, quan lại địa phương trực tiếp có quyền thi hành cuối cùng đối với những vụ án thông thường, trừ vụ án lớn hoặc tội phạm là quan chức cấp cao.

Vào thời Bắc Ngụy, để tập trung quyền lực, triều đình bắt đầu quy định tất cả các trường hợp tử hình đều phải trải qua hai thủ tục trước khi thi hành, đó là “phúc thẩm tử hình” và “phúc tấu tử hình”.

“Phúc thẩm tử hình” có nghĩa là những trường hợp đề nghị án tử hình phải được báo cáo lên triều đình sau khi xét xử xong, triều đình sẽ xem xét, xác nhận vụ việc và trình lên Hoàng đế phê chuẩn.

“Phúc tấu tử hình” là yêu cầu Hoàng đế phê chuẩn trước khi thi hành án tử hình, và chỉ những tội phạm đã bị Hoàng đế kết án mới có thể bị xử lý.

Nhà Tùy quy định trước khi thi hành án tử hình phải tấu lên Hoàng đế ba lần, gọi là “tam phúc tấu”. Nhà Đường thậm chí còn quy định "ngũ phúc tấu" đối với tội nhẹ, và "nhất phúc tấu" đối với tội nghiêm trọng như phản loạn.

Đến thời nhà Tống, quy định “tam phúc tấu” được khôi phục trong thời gian ngắn, sau này, để tránh việc trì hoãn ngày thi hành án, người ta đã ấn định chỉ thực hiện "nhất phúc tấu" đối với các trường hợp tử hình ở khu vực kinh thành, trong khi các vụ án tử hình ở nhiều nơi không cần phải phúc tấu.

Thời nhà Minh và nhà Thanh đã quy định “tam phúc tấu” phải được thực hiện bất kể địa phương hay kinh thành.

Như đã đề cập ở trên, các vụ án tử hình ở địa phương phải được triều đình và Hoàng đế xem xét, phê duyệt trước khi thi hành án. Thời gian phán quyết được gửi về địa phương rất lâu do giao thông thời bấy giờ còn lạc hậu.

Chế độ “Thu quyết” đã giải quyết được vấn đề này, các quan chức địa phương không chỉ có đủ thời gian chuẩn bị mà còn tạo điều kiện cho triều đình tập trung xử lý.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao một số sa mạc lại lạnh?

Tại sao một số sa mạc lại lạnh?

Sa mạc lạnh, ví dụ sa mạc Gobi, là những nơi ít mưa và có mức nhiệt thấp vào mùa đông do các đặc điểm địa lý.

Đăng ngày: 21/10/2023
Tại sao con người có 5 ngón tay chứ không phải là 4 hay 6 ngón?

Tại sao con người có 5 ngón tay chứ không phải là 4 hay 6 ngón?

Trong thế giới xung quanh có rất nhiều sự vật và hiện tượng chúng ta thường coi là hiển nhiên mà không suy nghĩ về nguyên nhân của chúng.

Đăng ngày: 20/10/2023
Tại sao phụ nữ và đàn ông có giọng nói khác nhau?

Tại sao phụ nữ và đàn ông có giọng nói khác nhau?

Mỗi người có một giọng nói riêng, nhưng chúng tôi nhận thấy sự khác biệt lớn nhất giữa âm thanh của nam và nữ.

Đăng ngày: 20/10/2023
Chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề gì khi di cư đến các vì sao?

Chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề gì khi di cư đến các vì sao?

Di cư giữa các vì sao là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của loài người.

Đăng ngày: 19/10/2023
Tại sao người Inuit sống trong lều tuyết ở Bắc Cực?

Tại sao người Inuit sống trong lều tuyết ở Bắc Cực?

Ở vùng Bắc Cực rộng lớn, có một nhóm người dũng cảm nổi tiếng với lối sống độc đáo. Nhóm người này là người Inuit và họ sống trong lều tuyết.

Đăng ngày: 19/10/2023
Tại sao con người có những giấc mơ hỗn loạn khi ngủ?

Tại sao con người có những giấc mơ hỗn loạn khi ngủ?

Đối với con người, giấc ngủ là rất cần thiết, vì vậy cần dành rất nhiều thời gian cho ngủ mỗi ngày.

Đăng ngày: 19/10/2023
Tại sao máy bay sử dụng Mach thay vì km để mô tả tốc độ?

Tại sao máy bay sử dụng Mach thay vì km để mô tả tốc độ?

Không giống như km hay dặm, Mach được đo bằng tốc độ âm thanh. Vậy tại sao máy bay lại chọn Mach thay vì km thông thường?

Đăng ngày: 17/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News