Tại sao Australia đầy rẫy động vật kịch độc?

Hệ sinh thái thích hợp và sự cố ngẫu nhiên khiến Australia trở thành vùng đất hứa cho những động vật sử dụng vũ khí sinh học là nọc độc.

Tại sao Australia đầy rẫy động vật kịch độc?
Rắn nâu miền đông (Pseudonaja textilis) săn mồi bằng cả nọc độc và cách siết chặt. (Ảnh: Kristian Bell)

Australia là nơi sinh sống của vô số sinh vật có nọc độc, bao gồm nhện, rắn, sứa, bạch tuộc, kiến, ong và thậm chí thú mỏ vịt. Australia trở thành một vùng đất đai tách biệt cách đây khoảng 100 triệu năm khi tách khỏi siêu lục địa Gondwana, theo Kevin Arbuckle, phó giáo sư về khoa học tiến hóa ở Đại học Swansea, Anh. Một số sinh vật có độc đơn giản bị mắc kẹt ở Australia khi nó trở thành vùng đất biệt lập, theo Live Science.

Nhiều loài động vật chân khớp có độc như kiến bẫy hàm (chi Odontomachus) có thể gây ra vết cắn đau đớn nhưng chúng cũng sống ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới, không chỉ Australia. Tương tự, kiến bulldog Australian (chi Myrmecia), có thể đốt và cắn đồng thời, nằm trong số loài kiến nguy hiểm nhất thế giới và giết chết 3 người từ năm 1936, theo Kỷ lục Thế giới Guinness. Các loài kiến độc này đã tồn tại ở Gondwana ở thời điểm phân tách và tiếp tục ở Australia khi nó trở thành lục địa riêng.

Đối với nhện, nhện mạng phễu (chi Hadronyche và Atrax) là loài nhện chỉ sống ở Australia, có thể giết chết người bằng nhát cắn chứa nọc độc, theo Arbuckle. Nhện mạng phễu Sydney đực (Atrax robustus) từng khiến 13 người thiệt mạng, dù không có ca tử vong nào được ghi nhận từ khi huyết thanh ra đời vào năm 1981, theo Bảo tàng Australia. Một loài nhện góa phụ của Australia là nhện lưng đỏ (Latrodectus hasselti), có thể gây chết người. Tổ tiên của chúng cũng sinh sống ở Australia ở thời điểm tách thành lục địa.

Tương tự, động vật chân đầu có độc, bao gồm mực, bạch tuộc và mực nang, đã tồn tại từ 300 triệu năm trước. Chúng sống ở vùng biển xung quanh suốt thời gian dài trước khi Australia tách khỏi lục địa Gondwana.

Một lý do khác khiến Australia đầy rẫy sinh vật kịch độc đến từ 60 triệu năm trước như một "sự cố ngẫu nhiên trong lịch sử", Michael Lee, giáo sư sinh vật học tiến hóa ở Bảo tàng Nam Australia và Đại học Flinders, cho biết. Hồi đó, quá trình trôi dạt lục địa đẩy Australia về phía Nam Cực lạnh giá, xóa sổ phần lớn bò sát. Khi lục địa chậm rãi trôi dạt về hướng bắc, nó ấm lên và thu hút các loài bò sát một lần nữa. Tình cờ, 40 triệu năm sau "sự cố" này, những loài rắn đầu tiên xâm chiếm lục địa và đến từ họ rắn hổ có nọc độc, bao gồm rắn hổ mang, rắn mamba, rắn san hô và rắn taipan. Chúng trở thành tổ tiên loài rắn ở Australia, tiến hóa thành nhiều loài rắn độc hơn.

Trong số 220 loài rắn ở Australia, 145 loài có độc. Những loài rắn nguy hiểm chết người chiếm 65% số lượng rắn tại đây, dù chỉ có khoảng 15% rắn trên thế giới có độc.

Đối với sứa, mọi loài đều có độc. Chúng có niên đại hơn 500 triệu năm và trôi nổi qua đại dương từ trước khi Australia tồn tại. Trong khi sứa hộp (Carukia barnesi) sứa lửa (Physalia physalis) cư trú ở vùng biển Australia, Arbuckle nhấn mạnh chúng cũng tồn tại ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới khác. Chúng không phải hiện tượng chỉ có tại đây. Thay vào đó, vùng ven biển Australia có hệ sinh thái phù hợp với chúng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao 76% người giàu có là người hướng nội?

Vì sao 76% người giàu có là người hướng nội?

Theo nghiên cứu khoa học, người hướng nội dễ thành đại sự hơn.

Đăng ngày: 26/11/2023
Bí mật của cua hoàng đế: Tại sao giá lại cao như vậy?

Bí mật của cua hoàng đế: Tại sao giá lại cao như vậy?

Cua hoàng đế là món ngon hiếm có ở đại dương nên luôn được đánh giá là loại hải sản thượng hạng có chất lượng cao nhất.

Đăng ngày: 26/11/2023
Tại sao người hiện đại là loài người duy nhất còn tồn tại?

Tại sao người hiện đại là loài người duy nhất còn tồn tại?

Người hiện đại (Homo sapiens) vượt qua hàng loạt thách thức trong suốt lịch sử tiến hóa có thể nhờ những lợi thế về xã hội, hành vi.

Đăng ngày: 23/11/2023
Vì sao rút tiền ngân hàng đừng rời đi ngay?

Vì sao rút tiền ngân hàng đừng rời đi ngay?

Khi rút tiền tại cây ATM hay tại quầy giao dịch, khách hàng không nên rời đi ngay để tránh mất tiền oan.

Đăng ngày: 23/11/2023
Vì sao thời xưa phụ nữ 13-14 tuổi đã phải gả chồng? Nguyên nhân sâu xa người hiện đại khó hiểu nổi!

Vì sao thời xưa phụ nữ 13-14 tuổi đã phải gả chồng? Nguyên nhân sâu xa người hiện đại khó hiểu nổi!

Những quan niệm đạo đức và tiêu chuẩn thẩm mỹ cổ xưa hoàn toàn khác với hiện đại.

Đăng ngày: 22/11/2023
Vì sao vào mùa đông hổ Siberia thường xuyên xuống núi tìm kiếm thức ăn?

Vì sao vào mùa đông hổ Siberia thường xuyên xuống núi tìm kiếm thức ăn?

Khi số lượng hổ Siberia hoang dã tăng lên, những cảnh tượng liên quan đến việc hổ Siberia xâm nhập vào các khu vực hoạt động của con người ngày càng thường xuyên hơn.

Đăng ngày: 20/11/2023
Vì sao phân hà mã lại khiến cho hàng nghìn con cá chết ngạt mỗi năm?

Vì sao phân hà mã lại khiến cho hàng nghìn con cá chết ngạt mỗi năm?

Trên lục địa châu Phi rộng lớn có một sinh vật tưởng chừng hiền lành nhưng lại sở hữu những vũ khí chết người.

Đăng ngày: 19/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News