Tại sao bãi biển tuyệt đẹp như này lại không một ai dám xuống tắm?

Bãi biển Areia Preta ở thành phố Guarapari (Brazil) nổi tiếng không phải vì nó là địa điểm du lịch lý tưởng, mà với bức xạ gấp gần 400 lần so với tiêu chuẩn thông thường.

Brazil là đất nước luôn nổi tiếng với "biển xanh cát trắng", cùng đường bờ biển trải dài hàng trăm km đã thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Thế nhưng, không có bãi biển nào giống như "Praia Da" Areia Preta, ở thành phố Guarapari.

Tại sao bãi biển tuyệt đẹp như này lại không một ai dám xuống tắm?
Bãi biển Areia Prata với bức xạ gamma đủ để gây nguy hiểm nghiêm trọng cho khách du lịch. (Ảnh: AP).

Không biết từ bao giờ, cát ở khu vực này, đặc biệt là cát đen, có chứa rất nhiều monazit - một loại khoáng chất giàu phốt phát, và một số nguyên tố đất hiếm, bao gồm uranium và thorium.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bức xạ nền trên Areia Preta có thể đạt tới 175 mSv mỗi năm, hay 20 μSv/h, trong khi một số điểm, đặc biệt là những điểm bị bao phủ bởi cát đen, có mức bức xạ lên tới 55 μSv/h.

Để so sánh, mức độ phơi nhiễm bức xạ trung bình trên toàn nước Mỹ là khoảng 0,34 μSv/h/Trong khi đó, chụp X quang (tia X) cho phép con người tiếp xúc với lượng bức xạ khoảng 100 μSv.

Cát đen ở bãi biển Areia Preta có nguồn gốc từ đâu?

Cát đen giàu monazit ở vùng Guarapari lần đầu tiên được chú ý vào năm 1880, bởi nhà khoa học người Áo Carl Auer von Welsbach. Lúc bấy giờ, ông đang tìm kiếm vật chất thorium cho các lớp phủ sợi đốt mới được phát minh của mình, và cát monazit được xem là một nguồn cung hoàn hảo.

Các nhà khoa học cho rằng sóng biển liên tục đập vào các ngọn núi ven biển giàu monazit, và một số hợp chất phóng xạ đã trôi dạt vào bờ dưới dạng cát đen. Đây chính là lý do tại sao bãi biển vùng Guarapari có thứ cát đặc biệt này.

Vào năm 1972, tính ứng dụng của cát monazite trong lĩnh vực điều trị lần đầu tiên được bác sĩ Silva Mello giới thiệu. Lúc bấy giờ, một liệu pháp gọi là "cát phóng xạ" mà bà tuyên bố được cho là có thể điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả bệnh thấp khớp.

Kết quả là cho đến ngày nay, hàng nghìn du khách vẫn đổ tới những bãi biển đặc biệt này, với hy vọng sẽ chữa lành bệnh bằng cách nằm hoặc thậm chí phủ lên mình lớp cát chứa phóng xạ, phớt lờ đi sự nguy hiểm của việc tiếp xúc lâu với bức xạ.

Cát chứa phóng xạ có nguy hiểm?

Tại sao bãi biển tuyệt đẹp như này lại không một ai dám xuống tắm?
Các nghiên cứu cho rằng liều lượng bức xạ gamma trên bãi biển Areia Preta tương đương với vùng lân cận (khoảng 1 km vuông) của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

50 năm sau công bố của Silva Mello về lợi ích của cát monazite, nhiều người dân ở Brazil vẫn tin rằng việc tiếp xúc với cát thực sự tốt cho sức khỏe của họ. Ngành du lịch của Guarapari chắc chắn đã được hưởng lợi từ câu chuyện này và thành phố mang biệt danh "Thành phố lành mạnh" với niềm tự hào, bất chấp những tranh cãi xung quanh tác động của việc tiếp xúc với cát.

Được biết, hầu hết các vùng ở Guarapari đều có mức bức xạ nền tương đối thấp, với trung bình 0,6 μSv/h, và không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào với sức khỏe. Tuy nhiên, với các bãi biển như Areia Preta là một vấn đề hoàn toàn khác.

Trong nhiều năm, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ riêng bức xạ gamma trên bãi biển Areia Preta đã đủ để gây nguy hiểm nghiêm trọng cho khách du lịch.

Một nghiên cứu năm 2002 cho thấy liều lượng bức xạ gamma trên bãi biển Areia Preta tương đương với liều lượng bức xạ ở vùng lân cận (khoảng 1 km vuông) của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Các tác giả của nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù thành phần hạt nhân phóng xạ ở hai địa điểm chắc chắn là khác nhau, nhưng bức xạ gamma trên Areia Preta khiến cho những ai tới khu vực này đều cần phải có thiết bị bảo vệ.

Theo báo cáo, bức xạ được hấp thụ qua da có thể làm tăng nguy cơ ung thư da, trong khi các hợp chất phóng xạ hít phải có thể gây ung thư phổi. Chính vì những lý do này mà Cơ quan Hạt nhân Brazil đã không khuyến nghị du khách dành quá nhiều thời gian trên những bãi biển nhiễm phóng xạ như Areia Preta.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao 90% trận động đất trên thế giới lại ở vành đai lửa Thái Bình Dương?

Tại sao 90% trận động đất trên thế giới lại ở vành đai lửa Thái Bình Dương?

Vành đai lửa đang thống trị Thái Bình Dương. Đó là một chuỗi gồm ít nhất 450 núi lửa - đang hoạt động và không hoạt động - tạo thành hình móng ngựa, dài khoảng 40.000km.

Đăng ngày: 21/03/2022
Vì sao uranium được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử?

Vì sao uranium được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử?

Khả năng lưu trữ và giải phóng năng lượng bùng nổ làm cho uranium có tính ứng dụng rất cao, đặc biệt là trong sản xuất vũ khí hạt nhân.

Đăng ngày: 19/03/2022
Vì sao rắn là biểu tượng ngành y?

Vì sao rắn là biểu tượng ngành y?

Hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy từ lâu đã được coi là biểu tượng của ngành y.

Đăng ngày: 16/03/2022
Vì sao mọi thiên nga trắng ở Anh đều thuộc sở hữu của nữ hoàng?

Vì sao mọi thiên nga trắng ở Anh đều thuộc sở hữu của nữ hoàng?

Từ một truyền thống trong quá khứ, đến giờ, toàn bộ số thiên nga lông trắng trên vùng nước mở tại Anh vẫn thuộc quyền sở hữu của nữ hoàng.

Đăng ngày: 14/03/2022
Tại sao NASA chi 10 tỷ USD cho kính James Webb?

Tại sao NASA chi 10 tỷ USD cho kính James Webb?

Thách thức kỹ thuật và chậm tiến độ là những nguyên nhân chính khiến siêu kính viễn vọng James Webb của NASA đội chi phí gấp nhiều lần dự tính.

Đăng ngày: 14/03/2022
Vì sao sư tử trèo cây lại rất vụng về?

Vì sao sư tử trèo cây lại rất vụng về?

Các nhà khoa học cho rằng sư tử ở khắp mọi nơi đều có thể trèo lên cành cây nhưng cấu tạo cơ thể chúng không thích hợp với leo trèo và cần tìm đúng loại cây.

Đăng ngày: 13/03/2022
Tại sao nhìn vào các đường kẻ sọc lại khiến chúng ta đau đầu?

Tại sao nhìn vào các đường kẻ sọc lại khiến chúng ta đau đầu?

Một buổi sáng thức dậy, bạn đang cố gắng lựa chọn một bộ quần áo phù hợp để mặc, đôi mắt của bạn bỗng dừng lại ở chiếc áo phông kẻ sọc mà bạn thích.

Đăng ngày: 12/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News