Tại sao cảnh sát Mỹ chạm tay vào đuôi ôtô khi dừng xe vi phạm?

Khi dừng một xe trên đường, ngoài kiểm tra hành chính đối với tài xế như hỏi bằng lái và đăng ký, cảnh sát còn làm một việc "bí ẩn".

Một hành động khác mà các tài xế thường không để ý tới là một sĩ quan cảnh sát sẽ chạm vào đuôi xe chỗ đèn hậu. Có nhiều lý do để các nhân viên thi hành công vụ làm điều này.

Theo Law Dictionary, trước khi các loại camera được lắp đặt trên phần lớn xe cảnh sát, việc chạm vào đuôi một chiếc xe bị dừng lại, chỗ đèn hậu, là cách để cảnh sát để lại bằng chứng - dấu vân tay - chứng minh việc cảnh sát đã có mặt.


Một số trường hợp cảnh sát Mỹ chạm tay vào đuôi xe vi phạm trước khi đến bên cửa tài xế. 

Nếu có điều gì xảy ra trong khi cảnh sát đang dừng một phương tiện để kiểm tra, sự tiếp xúc giữa hai bên sẽ được truy vết theo dấu vân tay để lại trên xe. Ví dụ, bằng chứng này có thể giúp cảnh sát tìm một thành viên mất tích dù không có video.

Một lý do khác khi một cảnh sát gõ vào đèn hậu là để tài xế giật mình. Cảnh sát có thể lâm vào những tình huống nguy hiểm khi dừng xe ai đó, khi một số tài xế có thể mang theo những thứ bất hợp pháp hoặc bị cấm như súng, đạn hoặc ma túy.

Bình thường, nếu tài xế có thứ gì đó không hợp pháp trong xe, họ sẽ muốn giấu đi trước khi cảnh sát tới bên cửa kính lái. Vì thế, một trong những lý do cảnh sát chạm vào đèn hậu là để khiến ai đó trong xe giật mình.

Tài xế thường sẽ không nghĩ tới một âm thanh bất thường như tiếng gõ - về cơ bản sẽ khiến họ bị chững lại một vài giây, và giúp cảnh sát có thêm thời gian kịp chứng kiến những gì chuẩn bị được che giấu.

Ngoài ra, nếu một viên cảnh sát tin rằng họ rơi vào tình huống nguy hiểm khi dừng xe một ai đó, họ có thể chạm vào đuôi xe khi đang tiến lại gần cửa lái để chắc chắn rằng cốp xe đã được chốt. Điều này đảm bảo không có ai ẩn nấp trong cốp và nhảy ra ngoài bất cứ lúc nào.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News