Tại sao chúng ta cần phải thông gió ngôi nhà vào mùa Đông?

Vào mùa Đông, nhiều người thường có thói quen đóng kín cửa để tránh không khí lạnh tràn vào trong nhà, đây chính là việc làm gây hại cho sức khỏe.

Ngoài hơi thở, những việc làm hằng ngày của chúng ta tạo ra rất nhiều hơi nước như tắm rửa, giặt giũ hay nấu ăn.


Mở cửa sổ giúp không khí trong nhà được lưu thông, hạn chế sự phát triển của những vi khuẩn gây bệnh. (Ảnh minh họa: Nguyễn Nguyễn).

Điều này dẫn đến độ ẩm không khí trong ngôi nhà tăng lên đáng kể, tạo môi trường thuận lợi để một số vi khuẩn gây hại đến sức khỏe con người phát triển.

Cụ thể, nếu ngôi nhà của bạn có độ ẩm cao (trên 50%), có thể gây ra nấm mốc và các bào tử nấm sẽ lây lan trong không khí, có thể gây nên những bệnh liên quan đến đường hô hấp cho các thành viên gia đình như đau họng, hen suyễn, sốt, đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ.

Do đó, chúng ta cần phải mở cửa sổ thường xuyên để loại bỏ độ ẩm đưa không khí trong lành vào trong nhà. Một hoặc hai lần mỗi ngày, chúng ta nên mở hết tất cả các cửa từ khoảng 5 đến 10 phút.

Lưu ý rằng, ở các thành phố lớn, vào mùa Đông, tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn, người dân cũng cần lưu ý tránh mở cửa thông gió vào những thời điểm chất lượng không khí xấu.

Buổi sáng, chúng ta nên mở cửa từ khoảng thời gian 8 giờ đến 10 h và buổi tối sau 22h, đây được coi là thời điểm chất lượng không khí tốt nhất trong ngày.

Cùng với đó, nhiều gia đình thường phơi những quần áo giặt trong nhà, đây cũng là một tác nhân dẫn đến độ ẩm tăng cao.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học New South Wales, Úc vào năm 2017, việc phơi quần áo trong nhà có thể làm tăng 30% độ ẩm trong không khí và duy trì thêm 15 % trong những ngày tiếp theo.

Vì vậy, chúng ta cũng nên phơi quần áo ngoài trời như ban công hoặc đặt giá phơi gần cửa sổ để tránh làm tăng độ ẩm trong ngôi nhà của mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao Lạc Sơn Đại Phật có thể an tọa yên bình suốt hơn 1.300 năm mà không bị sụp đổ?

Vì sao Lạc Sơn Đại Phật có thể an tọa yên bình suốt hơn 1.300 năm mà không bị sụp đổ?

Đại Phật Lạc Sơn là kỳ quan kiến trúc nhân loại. Thắng địa du lịch nổi tiếng này mỗi năm thu hút không dưới 2,5 triệu du khách đến chiêm ngưỡng.

Đăng ngày: 18/04/2025
Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người?

Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người?

Nhà bác học Albert Einstein đã từng khẳng định: Nếu loài ong tuyệt chủng, có thể nhân loại chỉ tồn tại được thêm bốn năm nữa mà thôi! Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người tới mức ấy?

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao Mỹ không thể lên Mặt trăng trong 50 năm qua?

Vì sao Mỹ không thể lên Mặt trăng trong 50 năm qua?

50 năm sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của phi hành đoàn Apollo 17 vào tháng 12-1972, NASA mới hứa sẽ trở lại hành tinh này sớm nhất có thể là vào năm 2025, trong chương trình Artemis.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?

Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng mùi hương đặc biệt của chuối khiến chuột đực trở nên căng thẳng.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Màu mắt là độc nhất và riêng biệt như vân tay của mỗi người. Bạn có thể thấy người xung quanh cùng có màu mắt nâu hoặc đen như mình, nhưng chắc chắn màu mắt ấy hoàn toàn khác biệt.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News