Tại sao lại bị chuột rút khi ngủ?

Chuột rút khi ngủ khiến bạn cảm thấy đau đớn, mất ngủ? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này qua bài viết dưới đây.

Chuột rút khi ngủ là gì?

Chuột rút ở chân thường ảnh hưởng đến cơ bắp chân - kéo dài ở phía sau mỗi chân từ mắt cá đến đầu gối. Tuy nhiên, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ ở phía trước của mỗi đùi (cơ tứ đầu) và mặt sau của mỗi đùi (gân kheo).

Chuột rút ở chân xảy ra cả khi thức hoặc ngủ. Trong hầu hết các trường hợp, cơ bắp tự dãn ra trong vòng chưa đầy 10 phút, nhưng cảm giác đau nhức có thể kéo dài đến ngày hôm sau. Tình trạng chuột rút này nếu xuất hiện thường xuyên vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Chuột rút chân khi ngủ phổ biến hơn ở phụ nữ và người lớn tuổi.

Tại sao lại bị chuột rút khi ngủ?
Nguyên nhân bị chuột rút khi ngủ rất đa dạng.

Nguyên nhân gây ra chuột rút chân khi ngủ

Hiện nay nguyên nhân gây ra chuột rút chân khi ngủ vẫn chưa được tìm ra. Trong hầu hết các trường hợp, chuột rút chân về đêm là vô căn, có nghĩa là nguyên nhân chính xác của chúng không được xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có những yếu tố làm tăng nguy cơ gặp tình trạng này của bạn.

Chuột rút chân ban đêm có thể liên quan đến vị trí bàn chân. Chúng ta thường ngủ với bàn chân và ngón chân duỗi dài so với khỏi phần còn lại của cơ thể - một tư thế gọi là Plantar Flexion. Điều này rút ngắn cơ bắp chân, khiến chúng dễ bị chuột rút hơn.

Các yếu tố khác có thể góp phần vào chứng chuột rút khi ngủ bao gồm:

  • Lối sống ít vận động: Cơ bắp cần được kéo dãn thường xuyên để có thể hoạt động đúng. Ngồi trong thời gian dài có thể khiến cơ bắp chân dễ bị chuột rút hơn.
  • Sử dụng cơ bắp quá mức: Tập thể dục quá nhiều có thể cơ bắp làm việc quá sức, dẫn đến chuột rút cơ bắp.
  • Tư thế ngồi không đúng: Ngồi với hai chân bắt chéo hoặc nhón chân trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến cơ bắp chân, dẫn đến chuột rút.
  • Đứng quá lâu: Nghiên cứu cho thấy, những người đứng trong thời gian dài tại nơi làm việc có nhiều khả năng gặp phải chứng chuột rút khi ngủ.
  • Thần kinh không ổn định: Theo các nghiên cứu thần kinh, chuột rút ở chân có liên quan đến sự gia tăng bất thường của dây thần kinh.
  • Co rút gân: Các gân, kết nối cơ và xương, sẽ ngắn lại tự nhiên theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến chuột rút trong cơ bắp.

Chuột rút chân vào ban đêm thường không phải là dấu hiệu dẫn đến một tình trạng y tế nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng thường liên kết với các tình trạng sức khoẻ sau:

  • Mang thai
  • Vấn đề về cấu trúc cơ thể, chẳng hạn như bàn chân phẳng hoặc hẹp cột sống
  • Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh thần kinh vận động hoặc bệnh thần kinh ngoại biên
  • Rối loạn thoái hóa thần kinh, như bệnh Parkinson
  • Rối loạn cơ xương khớp, chẳng hạn như viêm xương khớp
  • Các tình trạng về gan, thận và tuyến giáp
  • Rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như bệnh tiểu đường
  • Tình trạng về tim mạch, chẳng hạn như bệnh tim hoặc bệnh mạch máu ngoại biên
  • Ảnh hưởng của thuốc, chẳng hạn như statin và thuốc lợi tiểu

Tại sao lại bị chuột rút khi ngủ?
Cách chữa chuột rút bắp chân có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Điều trị chuột rút khi ngủ

Mặc dù chuột rút ở chân vào ban đêm có thể rất đau đớn, nhưng chúng thường không nghiêm trọng. Hầu hết những người gặp tình trạng này đều không cần điều trị y tế.

Bạn có thể thử những biện pháp sau đây ở nhà để cố gắng giảm bớt tình trạng chuột rút:

  • Massage chân: Massage các cơ bị ảnh hưởng có thể giúp cơ thể bạn thư giãn. Sử dụng một hoặc cả hai tay và nhẹ nhàng xoa bóp và nới lỏng cơ bắp.
  • Duỗi cơ: Nếu chuột rút ở bắp chân, hãy thử duỗi thẳng chân. Co duỗi chân của bạn, nâng lên ngang tầm mắt và để  các ngón chân hướng về phía bạn.
  • Đi bằng gót chân: Điều này sẽ kích hoạt các cơ đối diện với bắp chân, cho phép chúng thư giãn.
  • Chườm nóng: Nhiệt có thể làm dịu cảm giác chuột rút cơ bắp. Chườm một chiếc khăn nóng, chai nước nóng hoặc miếng sưởi cho khu vực bị chuột rút. Tắm nước ấm cũng có thể giúp ích.
  • Uống nước dưa chua: Một số bằng chứng cho thấy rằng uống một lượng nhỏ nước dưa chua có thể làm giảm  tình trạng chuột rút cơ bắp.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn nếu chân bị đau sau đó: Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve) có thể giúp giảm đau sau khi bị chuột rút. Acetaminophen (Tylenol) cũng có thể hoạt động hiệu quả như hai loại thuốc trên.

Làm thế nào để ngăn chặn chuột rút chân vào ban đêm

Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn tránh bị chuột rút ở chân khi ngủ:

  • Uống nhiều nước: Chất lỏng cho phép các cơ hoạt động bình thường. Bạn có thể cần điều chỉnh lượng chất lỏng bạn uống dựa trên các yếu tố như thời tiết, tuổi tác, mức độ hoạt động và loại thuốc đang sử dụng.
  • Kéo dãn chân: Kéo dãn bắp chân và gân trước khi ngủ có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng chuột rút khi ngủ.
  • Đạp xe đạp trên không: Một vài phút tập thể dục với tư thế đạp xe dễ dàng giúp nới lỏng cơ bắp chân trước khi bạn đi ngủ.
  • Thay đổi tư thế ngủ: Bạn nên tránh ngủ với những tư thế mà bàn chân hướng xuống dưới. Hãy thử nằm ngửa với một cái gối phía sau đầu gối của bạn.
  • Chọn giày dép phù hợp: Giày dép thiết kế kém có thể làm nghiêm trọng thêm các vấn đề với dây thần kinh và cơ bắp ở chân, đặc biệt nếu bạn có bàn chân bẹt.

Cách xử trí khi bị chuột rút

Loading...
TIN CŨ HƠN
Uống rượu hay bia độc hơn?

Uống rượu hay bia độc hơn?

Trung bình trong 100 ml rượu 40 độ chứa 400 g ethanol, 100 ml rượu vang có 12 g ethanol, 100 ml bia chứa 5 g ethanol.

Đăng ngày: 06/01/2020
Bệnh viêm phổi lạ giống như cúm ở Trung Quốc khiến 44 người mắc bệnh

Bệnh viêm phổi lạ giống như cúm ở Trung Quốc khiến 44 người mắc bệnh

Tính đến ngày 3/1/2019, Trung Quốc ghi nhận 44 trường hợp mắc bệnh viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 12 trường hợp trong tình trạng nặng.

Đăng ngày: 06/01/2020
Bất ngờ với kỹ thuật làm trắng răng thế kỷ 19

Bất ngờ với kỹ thuật làm trắng răng thế kỷ 19

Người dân châu Âu cách đây 200 năm tự chế kem đánh răng, tẩy trắng bằng axit và khuyến khích đánh răng 5 lần một ngày.

Đăng ngày: 05/01/2020
Thuốc đau thần kinh có thể hỗ trợ hậu phẫu tủy sống

Thuốc đau thần kinh có thể hỗ trợ hậu phẫu tủy sống

Nghiên cứu của Đại học Ohio (Mỹ) cho thấy thuốc gabapentin dùng để điều trị đau thần kinh có thể hỗ trợ phục hồi chức năng chi trên sau chấn thương tủy sống.

Đăng ngày: 05/01/2020
10 nguyên nhân gây tử vong phổ biến trong khi ngủ

10 nguyên nhân gây tử vong phổ biến trong khi ngủ

Ngộ độc khí CO hoặc nhồi máu cơ tim có thể khiến con người ra đi ngay trong giấc ngủ.  - VnExpress Sức Khỏe

Đăng ngày: 04/01/2020
Em bé chỉnh sửa gene thứ ba có thể đã chào đời

Em bé chỉnh sửa gene thứ ba có thể đã chào đời

Trung Quốc xác nhận thí nghiệm chỉnh sửa gene của nhà khoa học Hạ Kiến Khuê đã dẫn tới sự ra đời của ba em bé.

Đăng ngày: 04/01/2020
Ăn những loại trái cây này sẽ khiến nồng độ cồn tăng

Ăn những loại trái cây này sẽ khiến nồng độ cồn tăng

Ngoài rượu, bia thì những loại trái cây phổ biến dưới đây cũng khiến nồng độ cồn trong hơi thở cao vượt mức so với bình thường.

Đăng ngày: 04/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News