Tại sao chúng ta thường gắn kết kỉ niệm với các mùi hương?

Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi khứu giác có mối quan hệ chặt chẽ với trí nhớ. “Mọi người thường nói rằng khứu giác gợi nhắc ký ức tốt đến mức họ cảm thấy như thể đang trải qua sự kiện đó một lần nữa. Ngửi mùi nước sốt mì ống của bà ngoại khiến họ cảm giác như được về nhà, ăn một bữa ngon”. Theresa L. White, tiến sĩ, giáo sư và chủ nhiệm khoa tâm lý tại Đại học Le Moyne ở Syracuse, New York, cho biết.

Trong năm nay, một số nghiên cứu đã xem xét kỹ mối liên hệ giữa mùi hương và ký ức. Một nghiên cứu của Northwestern Medicine công bố trên tạp chí Progress in Neurobiology đã phát hiện ra cơ sở thần kinh về cách não bộ để mùi hương kích hoạt những ký ức mạnh mẽ.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Irvine đã phát hiện ra các loại tế bào thần kinh trong trung tâm trí nhớ của não bộ chịu trách nhiệm thu nhận những ký ức liên kết mới, tức là những ký ức được kích hoạt bởi những thứ không liên quan, chẳng hạn như mùi hương.

Hệ thống khứu giác và não bộ

Tiến sĩ Pamela Dalton, một nhà tâm lý học thực nghiệm và là giảng viên tại Trung tâm Monell Chemical Senses cho biết: “Trải nghiệm của chúng tôi với mùi hương là khi nó gắn liền với một người, một nơi chốn hoặc một trạng thái cảm xúc. Khi đó là những sự kiện quan trọng hoặc nổi bật, mùi có thể liên kết chặt chẽ với ký ức - đến mức việc trải nghiệm lại mùi hương thường làm sống lại những cảm xúc hoặc cảm giác ban đầu đã trải qua”, Dalton giải thích.


Mùi nổi bật nhất là những mùi không thường xuyên được trải nghiệm.

Mối liên hệ giữa ký ức cảm xúc với mùi hương mạnh mẽ hơn các trải nghiệm giác quan khác dường như là do sự tiếp cận đặc quyền các cấu trúc não trung tâm của hệ khứu giác với các cấu trúc của hệ limbic - chẳng hạn như hạch hạnh nhân và hồi hải mã, có liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc và ký ức tình cảm.

Một kiểu ký ức cụ thể

Một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí Tâm lý học Hoa Kỳ cho thấy những ký ức liên quan đến mùi hương không nhất thiết chính xác hơn, nhưng có xu hướng gợi lên cảm xúc hơn.

Thông thường, những mùi nổi bật nhất là những mùi không thường xuyên được trải nghiệm, vì vậy khi ta ngửi thấy, chúng sẽ có một mối liên hệ cụ thể. “Chúng thường là những mùi chúng ta trải qua lần đầu hồi còn ở độ tuổi trẻ hơn”, Dalton nói. Tuy nhiên, cô chỉ ra rằng vì trải nghiệm của mọi người với mùi rất đặc trưng và mang tính cá nhân nên khả năng kích hoạt khứu giác thực tế có thể rất khác nhau ở mỗi người.

White nói: “Điều đáng nói là những ký ức theo từng giai đoạn hoặc ký ức về các sự kiện cụ thể từ góc nhìn của chính người trải nghiệm là nơi khứu giác được kết nối tốt nhất với ký ức. Đối với các loại ký ức khác, mùi hương không thể hiện vai trò tốt như vậy. Ví dụ, nếu tôi cho bạn xem bảy từ và bảo bạn nhớ, rồi bảy mùi hương cũng để nhớ, không nghi ngờ gì là bạn sẽ nhớ bảy từ tốt hơn".

White giải thích rằng trí nhớ liên kết có thể hoạt động đối với bất kỳ giác quan nào, khứu giác cũng không phải là ngoại lệ. Cô nói: “Hãy tưởng tượng rằng bạn luôn thư giãn trong bồn tắm thơm mùi oải hương vào cuối ngày. Bạn sẽ liên tưởng đến mùi hoa oải hương với cảm giác thư giãn. Điều này có nghĩa là theo thời gian, khi bạn ngửi thấy mùi hoa oải hương nhưng không ở trong bồn tắm, bạn vẫn sẽ có cảm giác thư giãn”.

Khai thác sức mạnh của mùi hương

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mùi hương có thể đóng vai trò kích hoạt trí nhớ, làm tăng khả năng nhớ lại hoặc nhận biết thông tin của chúng ta.

Trong nghiên cứu của mình, Dalton đã yêu cầu người tham gia nhớ gương mặt của người lạ với các mùi hương khác nhau. Cô tiết lộ: “Hiệu suất nhận dạng tốt nhất xảy ra khi chúng được kiểm tra với cùng một mùi đã xuất hiện khi họ nhìn thấy những khuôn mặt đó. Một số nghiên cứu khác đã xác nhận những phát hiện tương tự, ví dụ như nghiên cứu về sự hiện diện của một mùi hương có thể giúp một người nhớ lại thông tin đó”.

Trong thời kỳ đại dịch này, nó là lẽ tự nhiên khi chúng ta tự hỏi khứu giác bị ảnh hưởng của những người sống sót sau khi mắc Covid-19 theo giả thuyết có thể dẫn đến các vấn đề về trí nhớ hay không.

Nhưng cho đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về trí nhớ của những người mất khứu giác (trước Covid-19). Dalton nói: “Mất khứu giác có thể có nghĩa là bất kỳ kí ức khứu giác nào sẽ không thể hồi sinh và vì thế, không thể hình thành kí ức mới”.

Hy vọng rằng theo thời gian, chúng ta sẽ hiểu được tất cả các nguyên nhân gây mất khứu giác của rất nhiều người trên tất cả các khía cạnh của chức năng nhận thức và cảm xúc, bao gồm cả trí nhớ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết vì họ tin rằng đó là cách để người chết tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Mỗi khi cầm thực phẩm lên, nếu xem thấy nhãn hàng hết hạn sử dụng, hầu hết chị em thường bỏ đi bởi sợ không an toàn cho sức khỏe.

Đăng ngày: 04/05/2025
Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Đăng ngày: 30/04/2025
Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm kiếm các nguồn thức ăn và địa điểm trú ngụ an toàn.

Đăng ngày: 28/04/2025
Vì sao chim đậu trên cây không bị điện giật?

Vì sao chim đậu trên cây không bị điện giật?

Bởi vì mang giày cách điện nên chim không bị giật khi đậu trên dây điện? Không phải như vậy.

Đăng ngày: 24/04/2025
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao bình ga lại phát nổ?

Tại sao bình ga lại phát nổ?

Bản chất khí ga khi bị rò rỉ không gây ra cháy nổ tuy nhiên khi rò rỉ khí ga gặp nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện phát ra từ các vật dụng như: bật bóng đèn, hộp quẹt... gây ra nguyên cơ cháy nổ cao.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News