Tại sao chuối đông lạnh rồi rã đông lại ngon hơn bình thường?

Bạn đã từng quan sát hiện tượng kì lạ này chưa? Nếu chưa, bạn có thể thử nó. Lấy một quả chuối và để nó đóng băng (giữ nó trong tủ đá trong khoảng 1 ngày), sau đó lấy nó ra và để cho nó tan băng. Sau khi rã băng hoàn toàn, bạn sẽ thấy nó ngọt ngào hơn những quả chuối bình thường.

Bạn hãy suy nghĩ xem tại sao điều này lại xảy ra?

Đông lạnh trái cây

Theo Scienceabc, trái cây tươi và rau quả, như bạn biết, rất dễ bị hư hỏng do quá trình biến đổi hóa học bên trong chúng sau khi được thu hoạch. Đó là vì trái cây tươi và rau quả chứa enzyme mà nếu được kích hoạt có thể dẫn đến sự mất mát các chất dinh dưỡng, sự đổi màu và thay đổi hương vị của sản phẩm tươi.

Đó là lí do vì sao việc ngăn chặn sự kích hoạt những enzyme này lại trở nên quan trọng (để ngăn ngừa các phản ứng hóa học) nếu bạn muốn bảo quản trái cây của mình.


Chuối đông lạnh.

Trái cây chứa nước

Trái cây, giống như hầu hết các chất hữu cơ khác, chứa nước và chuối không phải là ngoại lệ.

Chuối (và nhiều loại trái cây khác) chín muồi và có vị ngọt khi tinh bột hoặc một số thành phần khác chuyển hóa thành đường với sự trợ giúp của một enzyme gọi là amylase. Amylase có trong thực phẩm có chứa một lượng tinh bột đáng kể, nhưng ít đường, chẳng hạn như khoai tây, gạo, vv.

Thật thú vị, amylase cũng có mặt trong nước bọt của người (và nhiều động vật có vú khác) và đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thực phẩm. Đó là lý do tại sao các thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, nhưng rất ít đường lại có vị ngọt khi chúng ta nhai vì amylase có trong nước bọt sẽ chuyển hóa một phần tinh bột thành đường.

Thường có hai cách để hoa quả ngọt ngào hơn: một, nó có hàm lượng đường cao ngay từ đầu; hai, khẩu vị của bạn có thể "truy cập" vào lượng đường có trong trái cây đó nhanh hơn (so với các loại trái cây khác).

Một quả chuối đông lạnh đáp ứng cả 2 yếu tố này.

Điều gì xảy ra khi một quả chuối đông lạnh được rã đông?

Như đã đề cập trước đó, chuối có chứa nước, vì vậy khi những quả này đông lạnh, nước bên trong nó kết tinh và mở rộng ra. Sự mở rộng này phá vỡ cấu trúc tế bào của chuối (nghĩa là phá hủy thành tế bào).

Sự đóng băng và tan băng của quả cũng ảnh hưởng đến các tế bào trên bề mặt của nó. Nếu bạn nếm chất lỏng chảy ra khỏi quả sau khi rã đông, bạn sẽ thấy nó ngọt ngào vô cùng.


Sự đóng băng và tan băng của quả cũng ảnh hưởng đến các tế bào trên bề mặt của nó.

Tuy nhiên, không có nhiều chất lỏng dư thừa trong chuối (không giống như một số loại trái cây khác, chẳng hạn như cam) và nằm trong phần tinh bột, làm cho nó ngọt ngào hơn so với chuối bình thường.

Một điều khác xảy ra trong khi trái cây bị rã đông là tất cả amylase đều có thể khuếch tán trong tinh bột khi rã đông. Amylase không còn giới hạn ở tế bào mà nó bắt đầu, nơi nó có thể đã hoàn thành công việc chuyển đổi tinh bột của nó mà sẽ lan rộng sang các tế bào xung quanh. Điều này có nghĩa là một số tinh bột còn lại sẽ được chuyển thành các loại đường.

Lưu ý rằng enzyme amylase (nằm trong chuối) tồn tại trong quá trình đông lạnh và rã đông sau đó. Lý do là một enzyme amylase đơn lẻ nhỏ hơn một tế bào, đó là lý do tại sao nó ít bị các tinh thể băng đâm xuyên qua. Tuy nhiên, một số enzyme amylase bị phá huỷ. Trong khi chuối đang được làm tan, amylase và tinh bột có trong tế bào của nó khuếch tán qua bột thực phẩm được rã đông. Điều này dẫn đến sự chuyển đổi thêm một số tinh bột sang một số đường, làm chuối ngọt hơn bình thường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời gian thực sự có thể quay ngược hay không?

Thời gian thực sự có thể quay ngược hay không?

Chúng ta luôn mong muốn có thể quay ngược thời gian để sữa chữa một lỗi lầm, để trải nghiệm lại những kỷ niệm xưa.

Đăng ngày: 07/04/2025
Top 15 món ăn

Top 15 món ăn "khó nuốt" nhất thế giới, bạn có dám thử?

Nhện đen chiên giòn, chuột bao tử, pín bò… là những món ăn siêu kinh dị khiến bạn chỉ nhìn thôi cũng đủ sởn gai ốc!

Đăng ngày: 07/04/2025
Chiêm ngưỡng những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh

Chiêm ngưỡng những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh

Những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh được liệt kê trong bài viết này thậm chí có loại dường như trở nên vô giá.

Đăng ngày: 06/04/2025
Nghiên cứu mới: Gõ bàn phím một ngón không chậm hơn 10 ngón?

Nghiên cứu mới: Gõ bàn phím một ngón không chậm hơn 10 ngón?

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Vanderbilt, Tennessee (Mỹ) cho thấy việc gõ bàn phím kiểu "mổ cò" một ngón tay thực tế không chậm hơn so với gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.

Đăng ngày: 05/04/2025
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News