Tại sao Covid-19 lây lan với tốc độ khủng khiếp hơn nhiều so với đại dịch SARS?

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra lý do tại sao virus SARS-CoV-2 - thứ đang gây ra đại dịch Covid-19 dễ lây lan hơn rất nhiều so với virus gây nên đại dịch SARS.

Đại dịch Covid-19 gây ra rất nhiều đau thương cho nhân loại khi trong vòng hơn 1 năm nó xuất hiện đã có hàng triệu người tử vong. Nó có tốc độ lây lan cao hơn rất nhiều so với đại dịch SARS trước đây dù cả 2 đều do Coronavirus gây ra. Mới đây, một nghiên cứu đã gợi mở ra lý do tại sao SARS-CoV-2, loại virus gây ra đại dịch Covid-19 có khả năng lây truyền nhanh hơn nhiều so với SARS-CoV-1, virus gây ra đại dịch SARS.

Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào protein gai, cấu trúc cho phép Coronavirus liên kết và xâm nhập vào tế bào con người. Trước khi một trong hai loại Coronavirus liên kết, nó sẽ chuyển protein gai từ trạng thái "không hoạt động" sang "hoạt động".

Mô phỏng phân tử của hai Coronavirus kể trên cho thấy rằng SARS-CoV-2 có thể dễ dàng ở trạng thái hoạt động trong khi SARS-CoV-1 nhanh chóng luân phiên giữa hai trạng thái, khiến nó có ít thời gian hơn để liên kết với các tế bào.

Tại sao Covid-19 lây lan với tốc độ khủng khiếp hơn nhiều so với đại dịch SARS?
Protein gai - cấu trúc cho phép Coronavirus liên kết và xâm nhập vào tế bào con người.

Mahmoud Moradi Phó Giáo sư hóa lý và hóa sinh tại Đại học Arkansas cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng trong những mô phỏng của mình, virus SARS-CoV-1 và SARS-CoV-2 có những cách thay đổi hình dạng hoàn toàn khác nhau và ở các thang thời gian khác nhau".

Chuyên gia này cũng cho biết virus SARS-CoV-1 di chuyển nhanh hơn, luân phiên thay đổi ở trạng thái hoạt động và không hoạt động khiến nó không có nhiều thời gian để bám vào tế bào người. Trong khi đó, virus SARS-CoV-2 ổn định và sẵn sàng tấn công vào tế bào con người.

Trong một năm kể từ khi SARS-CoV-2 xuất hiện, nó đã khiến hơn 120 triệu người nhiễm bệnh, hơn 2,6 triệu người tử vong và vẫn đáng tiếp tục lây lan trên toàn thế giới. Trong khi đó, Đại dịch SARS có hơn 8.000 ca bệnh trong đợt bùng phát năm 2003. Sau đó, nó được kiềm chế và trường hợp nhiễm bệnh cuối cùng được báo cáo là vào năm 2004.

Trong khi nhiều nghiên cứu tập trung vào sự liên kết của protein gai với tế bào con người thì lại có khá ít người xem xét đến sự chuyển đổi của protein gai giữa các trạng thái hoạt động.

Tại sao Covid-19 lây lan với tốc độ khủng khiếp hơn nhiều so với đại dịch SARS?
Trong một năm kể từ khi SARS-CoV-2 xuất hiện, nó đã khiến hơn 2,6 triệu người tử vong.

Các nhà nghiên cứu cho biết: "Dựa vào kết quả nghiên cứu mới, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng xu hướng duy trì trạng thái hoạt động lớn hơn của virus SARS-CoV-2 khiến có có khả năng lây nhiễm cao hơn virus SARS-CoV-1".

Ngoài ra, nghiên cứu mới cũng cho thấy rằng một phần ở vùng đầu của protein gai, được gọi là vùng đầu cuối N (NTD) có chức năng ổn định protein gai. NTD không nhận được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu vì nó không liên kết trực tiếp với tế bào của con người. Tuy nhiên, nó dường như có liên quan đến quá trình chuyển đổi đột biến của protein từ trạng thái không hoạt động sang hoạt động. Do đó, các đột biến trong khu vực này có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền nhiễm của virus SARS-CoV-2.

Kết quả của nghiên cứu kể trên có ý nghĩa lớn với các phương pháp điều trị Covid-19 trong tương lai. "Chúng ta có thể thiết kế phương pháp trị liệu làm thay đổi động lực học (của protein gai) và khiến trạng thái không hoạt động ổn định hơn. Điều này thúc đẩy quá trình ngừng hoạt động của virus SARS-CoV-2. Đó là một chiến lược chưa được thông qua" - Moradi nói trong một tuyên bố.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao thời Trung Hoa cổ đại rất phổ biến hôn nhân cận huyết giữa anh chị em họ?

Vì sao thời Trung Hoa cổ đại rất phổ biến hôn nhân cận huyết giữa anh chị em họ?

Trên thực tế, có nhiều lý giải cho sự phổ biến của hôn nhân cận huyết ở thời Trung Hoa cổ đại.

Đăng ngày: 17/03/2021
Vì sao ngày càng có nhiều trẻ sinh đôi ra đời?

Vì sao ngày càng có nhiều trẻ sinh đôi ra đời?

Tỷ lệ sinh đôi trên toàn thế giới đã tăng hơn 30%, từ 9 trường hợp sinh đôi/ 1.000 ca sinh nở trong thời gian 1980 - 1985 lên 12 trường hợp/ 1.000 ca trong thời gian 2010 - 2015.

Đăng ngày: 16/03/2021
Vì sao người tiền sử lại rời khỏi lục địa châu Phi?

Vì sao người tiền sử lại rời khỏi lục địa châu Phi?

Người tiền sử - Homo sapiens đã di cư nhiều lần trong quá trình phát triển và tiến hóa. Họ tiến hành những cuộc di cư lớn và tiến đến những khu vực khác nhau.

Đăng ngày: 15/03/2021
Tại sao có rất nhiều loài động vật nguy hiểm sinh sống ở Úc?

Tại sao có rất nhiều loài động vật nguy hiểm sinh sống ở Úc?

Có rất nhiều loài động vật nguy hiểm trên thế giới. Một số nguy hiểm vì chúng truyền bệnh, như muỗi gây bệnh sốt rét.

Đăng ngày: 14/03/2021
Tại sao mùi có thể mang lại ký ức sống động?

Tại sao mùi có thể mang lại ký ức sống động?

Một mùi nước hoa thoảng qua có thể khiến bạn nhớ đến một người bạn cũ, hoặc mùi thơm của bữa tối nấu trên bếp có thể đưa bạn trở lại ký ức xa xưa với người bà của mình.

Đăng ngày: 13/03/2021
Tại sao chúng ta cần những khoảng thời gian ở một mình?

Tại sao chúng ta cần những khoảng thời gian ở một mình?

Cái cảm giác buồn bã khi dành một thời gian dài để ở một mình, người ta gọi đó là cô đơn. Nhưng liệu việc dành quá ít thời gian ở một mình có sinh ra cảm xúc tiêu cực hay không?

Đăng ngày: 12/03/2021
Vì sao đôi khi chúng ta quên mất mình định đi vào một căn phòng để làm gì?

Vì sao đôi khi chúng ta quên mất mình định đi vào một căn phòng để làm gì?

Hãy tưởng tượng bạn đang xem một tập phim rất hay trên TV. Bạn quyết định làm một túi bỏng ngô để tiếp tục thưởng thức tập phim đó, và bạn đứng dậy, đi vào bếp.

Đăng ngày: 11/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News