Tại sao Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc lại rét đậm rét hại nhất mùa đông năm nay?

Từ đầu tuần đến nay, các tỉnh Miền Bắc phải hứng chịu đợt không khí lạnh có cường độ rất mạnh, gây rét đậm, rét hại trên diện rộng.

Tại sao Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc lại rét đậm rét hại nhất mùa đông năm nay?
Dự báo đợt rét đậm, rét hại lần này tại các tỉnh Bắc Bộ cũng như thủ đô Hà Nội sẽ còn kéo dài đến hết ngày 14/1.

Liên quan đến đợt rét lần này, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, thông thường, ở các tỉnh miền Bắc nước ta, tháng 1 không khí lạnh thường hoạt động mạnh nên đây cũng là thời kỳ có nền nhiệt thấp nhất trong năm, theo đó là sự xuất hiện của đợt không khí lạnh này cũng phù hợp với thời kỳ này hàng năm.

Đánh giá nguyên nhân gây ra đợt rét đậm, rét hại này ở miền Bắc, ông Cường cho biết, nguồn gốc của đợt không khí lạnh này bắt nguồn từ áp cao lạnh Siberi, (khối áp cao tồn tại trong khu vực từ 40 đến 60 độ vĩ Bắc), sau khi tràn qua Trung Quốc thì lan dần xuống Việt Nam gây ra mưa rét.

“Đến Việt Nam là khu vực vĩ độ thấp hơn (khu vực nhiệt đới), nhiệt độ của khối không khí lạnh này đã tăng hơn so với khi đi qua khu vực lục địa Trung Quốc nhưng vẫn đủ để gây ra sự chuyển biến mạnh về thời tiết, gây ra mưa và gió mạnh, rét đậm rét hại cho các tỉnh Bắc Bộ”, ông Cường phân tích.

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, dự báo đợt rét đậm, rét hại lần này tại các tỉnh Bắc Bộ cũng như thủ đô Hà Nội sẽ còn kéo dài đến hết ngày 14/1 (tức ngày chủ nhật tuần này), trong đó khu vực núi cao cần đề phòng băng giá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Đỉnh núi Mỹ buốt giá hơn bề mặt sao Hỏa trong đợt lạnh kỷ lục

Đỉnh núi Mỹ buốt giá hơn bề mặt sao Hỏa trong đợt lạnh kỷ lục

Mức nhiệt xuống thấp trong đợt lạnh kỷ lục khiến đỉnh núi Washington trở thành một trong những nơi lạnh nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 09/01/2018
Kế hoạch dội bom dập núi lửa phun trào của Mỹ năm 1935

Kế hoạch dội bom dập núi lửa phun trào của Mỹ năm 1935

Thomas Jagger, người sáng lập Đài quan sát Núi lửa Hawaii, tin chắc một vụ nổ lớn có thể làm sập các cột dung nham và chặn dòng chảy của nó.

Đăng ngày: 09/01/2018
Núi lửa cao nhất Washington và nguy cơ san phẳng thành phố Mỹ

Núi lửa cao nhất Washington và nguy cơ san phẳng thành phố Mỹ

Một đợt động đất làm rung chuyển núi St Helens ở Washington có thể đã đánh thức một ngọn núi lửa khác nguy hiểm hơn, có khả năng san phẳng toàn bộ thành phố Mỹ, các nhà địa chấn cảnh báo.

Đăng ngày: 08/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News