Tại sao Hoàng thất Trung Quốc thời cổ đại ít khi có sinh đôi?

Sinh con vốn là một việc cực kỳ nguy hiểm, trong thời cổ đại, trình độ y học không phát triển lại càng nguy hiểm hơn. Không có đẻ mổ, cũng không có thuốc giảm đau, thuốc tê, phụ nữ sinh con trong thời kỳ này chẳng khác nào bước vào quỷ môn quan. Đại phu thời này cũng phải bó tay, chỉ có thể thuận theo ý trời. Còn việc sinh đôi đương nhiên là tăng độ khó và độ nguy hiểm lên gấp đôi, tỉ lệ sinh khó dẫn đến tử vong là rất cao. Công chúa Thạc Ôn Cách của Khang Hi cũng đã chết vì sinh khó trong quá trình sinh đôi.

Tại sao Hoàng thất Trung Quốc thời cổ đại ít khi có sinh đôi?
Sinh con vốn là một việc cực kỳ nguy hiểm, khi trình độ y học không phát triển lại càng nguy hiểm hơn. (Ảnh: Sohu)

Quan niệm tư tưởng quá mê tín

Quan niệm của người cổ đại và người hiện đại có sự khác biệt rất lớn. Gia đình hiện đại ngày nay nếu sinh được một cặp song sinh thì đó là chuyện đại hỷ, gặp ai cũng sẽ báo tin vui, như thể muốn cho cả thế giới biết mình sinh đôi. Rất nhiều người còn mong mình có thể sinh được một cặp song sinh.

Nhưng trong thời cổ đại, mọi người cực kỳ chú trọng phong thủy, chiêm tinh. Quan niệm mê tín của các quý tộc vương thất lại càng nặng nề hơn. Trong "Dịch kinh" có ghi chép: "Nhất di dương, nhì vi âm", người cổ đại cho rằng sinh đôi tràn ngập âm khí, giáng thế sẽ tương sung, đó là điềm gở, sẽ gây tổn thất nặng nề tới quốc vận. Vì thế, một khi các phi tử sinh đôi thì hoàng đế sẽ thực hiện các thủ đoạn vô cùng tàn khốc. Nhẹ thì mời thái y giám định, bóp chết đứa trẻ có cơ thể yếu ớt hơn trong cặp song sinh đó, nặng thì cả hai sẽ bị giết hoặc cho ra ngoài hoàng cung.

Sự tranh giành hoàng vị vô cùng khốc liệt

Thông thường, các vương triều phong kiến thường theo chế độ truyền ngôi cho con trai đích tôn (con của chính thất – Hoàng hậu) hoặc con trai trưởng. Chỉ sinh một người thì sẽ không có vấn đề gì lớn, nhưng nếu sinh đôi thì đương nhiên sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Nếu như xác nhận một người là con trai đích tôn, vậy người còn lại sẽ chỉ vì sinh sau vài giây ngắn ngủi mà mất đi cơ hội nối ngôi, như vậy sẽ gây mâu thuẫn giữa các hoàng tử và để lại mối họa trong việc kế thừa hoàng vị.

Ngoài ra, các cặp song sinh có ngoại hình giống nhau, nếu như một trong hai người muốn thay thế người kia thì sẽ khó mà phát hiện ra được. Thử tưởng tượng thôi cũng thấy điều này còn đáng sợ hơn cả cuộc "cửu tử đoạt đích" của triều Thanh. Vì thế, để tránh việc huynh đệ tương tàn, gây ra tranh đoạt hoàng vị thì hoàng thất khi xảy ra sinh đôi thường sẽ lựa chọn giữ lại một người, còn người kia sẽ phải chết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao thời tiết lạnh khiến điện thoại tụt pin nhanh hơn?

Vì sao thời tiết lạnh khiến điện thoại tụt pin nhanh hơn?

Thời tiết lạnh giá có thể tác động xấu đến pin điện thoại của bạn.

Đăng ngày: 20/10/2022
Vì sao những ngôi chùa thiêng thường được dựng trên núi?

Vì sao những ngôi chùa thiêng thường được dựng trên núi?

Không phải ngẫu nhiên mà từ ngàn xưa, những ngọn núi cao và linh thiêng luôn được các bậc cao tăng lựa chọn để làm nơi xây dựng chùa chiền.

Đăng ngày: 20/10/2022
Vì sao cá chình có thể ăn mồi to hơn cơ thể?

Vì sao cá chình có thể ăn mồi to hơn cơ thể?

Cá chình bồ nông có chiếc miệng dài bằng 1/4 cơ thể, có thể há rộng 90 độ để nuốt hàng loạt con mồi dưới biển sâu.

Đăng ngày: 19/10/2022
Vì sao 1 năng lực từ giun dẹp có thể cứu sống 2 triệu người mỗi năm?

Vì sao 1 năng lực từ giun dẹp có thể cứu sống 2 triệu người mỗi năm?

Giun dẹp là các động vật không xương sống đối xứng hai bên và cơ thể dẹp. Các đại diện dễ thấy nhất là sán lông, sán lá và sán dây.

Đăng ngày: 18/10/2022
Giới hạn Hayflick: Tại sao con người chỉ có thể sống tới 125 năm?

Giới hạn Hayflick: Tại sao con người chỉ có thể sống tới 125 năm?

Giới hạn Hayflick là một lý thuyết y sinh chứng minh tại sao cơ thể con người không thể sống lâu quá 125 tuổi.

Đăng ngày: 18/10/2022
Tại sao các nhà khoa học lại đeo kính bảo hộ cho chim để nghiên cứu về khả năng bay?

Tại sao các nhà khoa học lại đeo kính bảo hộ cho chim để nghiên cứu về khả năng bay?

Không có loài chim nào có kính bảo hộ trong tự nhiên, chúng không cần thiết bị bổ sung đó để bảo vệ khỏi gió và cát khi bay, bởi vì mắt của chúng có một cơ quan gọi là màng nictitating - " mí mắt thứ ba".

Đăng ngày: 17/10/2022
Tại sao ngủ đủ giấc nhưng mắt vẫn có quầng thâm?

Tại sao ngủ đủ giấc nhưng mắt vẫn có quầng thâm?

Quầng thâm thường là dấu hiệu phổ biến cho thấy sự mệt mỏi và thiếu ngủ. Nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất.

Đăng ngày: 17/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News