Tại sao hydro trắng có thể cứu thế giới khỏi khủng hoảng khí hậu?

Hai nhà khoa học ở Pháp phát hiện mỏ hydro trắng lớn nhất thế giới, nguồn năng lượng sạch có thể cứu thế giới khỏi khủng hoảng khí hậu.

Jacques Pironon và Phillipe De Donato, giám đốc ở Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia của Pháp tìm thấy mỏ hydro trắng có trữ lượng 6 - 250 triệu tấn. Hydro trắng là khí hydro tồn tại tự nhiên và tương đối mới mẻ với các nhà khoa học. Một nghiên cứu vào năm 2018 phân tích một miệng giếng ở Mali sản xuất 98% khí hydro khiến cộng đồng khoa học chú ý tới nguồn tài nguyên này. Hiện nay, các nhà nghiên cứu trên toàn cầu rất quan tâm tới hydro trắng bởi nó có thể giúp con người tăng tốc đối phó biến đổi khí hậu, CNN hôm 29/10 dẫn lời nhà địa hóa học Viacheslav Zgonnik.

Tại sao hydro trắng có thể cứu thế giới khỏi khủng hoảng khí hậu?
Bên trong nhà máy điện hydro ở Đức. (Ảnh: Jan Woitas/Picture Alliance).

Năng lượng hydro không phải ý tưởng mới. Nó chỉ tạo ra nước khi đốt cháy, biến nó thành nguồn năng lượng thân thiện với môi trường. Nhưng mãi tới gần đây, giới khoa học mới có thể sản xuất số lượng lớn trong phòng thí nghiệm. Hydro trắng hình thành tự nhiên trong vỏ Trái đất. Các loại hydro khác là sản phẩm nhân tạo. Chúng bao gồm hydro xanh tạo ra từ quá trình điện phân tách nước thành hydro và oxy, và hydro xám ra đời từ khí methane.

Dù hydro là nguyên tố dồi dào nhất, nó luôn liên kết với phân tử khác, do đó quá trình sản xuất trong phòng thí nghiệm rất cần thiết. Nhưng phân tách hydro tốn nhiều năng lượng và thường phải dùng điện từ nhiên liệu hóa thạch. Do không đòi hỏi bất kỳ quá trình tiêu tốn năng lượng nào, giới chuyên gia khí hậu cho rằng hydro trắng có nhiều lợi thế. Nó cũng có chi phí rẻ. Ước tính giá thành để sản xuất hydro trắng vào khoảng 1 USD/kg, trong khi hydro có mức giá 6 USD/kg.

Một số công ty khởi nghiệp đang khám phá cách thương mại hóa hydro trắng. Theo Geoffrey Ellis, nhà địa hóa học ở Cục khảo sát Địa chất Mỹ, tốc độ rất quan trọng nhằm đảm bảo hydro trắng có thể giúp ngăn chặn khủng hoảng khí hậu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao trên giường khách sạn lại có 4 chiếc gối?

Tại sao trên giường khách sạn lại có 4 chiếc gối?

Trên giường khách sạn thường có 4 chiếc gối trong khi tối đa chỉ 2 người ở, vì sao lại như vậy và những chiếc gối này còn có công dụng nào khác ngoài kê đầu?

Đăng ngày: 31/10/2023
Tại sao động vật càng

Tại sao động vật càng "to xác" càng ăn ít? Nghịch lý này vật lý cũng không giải thích nổi!

Trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học đã đặt câu hỏi tại sao, tính theo kg, động vật lớn đốt ít năng lượng hơn và đòi hỏi ít thức ăn hơn động vật nhỏ.

Đăng ngày: 30/10/2023
Vì sao khủng long to lớn như vậy?

Vì sao khủng long to lớn như vậy?

Từ lâu, khủng long đã đại diện cho một trong những loài sinh vật lớn nhất từng sinh sống trên Trái đất. Nhưng vì sao loài động vật này lại phát triển to lớn như vậy?

Đăng ngày: 30/10/2023
Tại sao Trái đất không thể có lửa suốt hàng tỷ năm?

Tại sao Trái đất không thể có lửa suốt hàng tỷ năm?

Trái đất khoảng 4,54 tỷ năm tuổi, nhưng theo bằng chứng hóa thạch, lửa chỉ mới xuất hiện vài trăm triệu năm trước do có những điều kiện thích hợp.

Đăng ngày: 28/10/2023
Tại sao rất nhiều bức tượng của người Ai Cập cổ đại lại bị gãy mũi?

Tại sao rất nhiều bức tượng của người Ai Cập cổ đại lại bị gãy mũi?

Bí ẩn này đã khiến các nhà khảo cổ và những người yêu thích lịch sử bối rối trong nhiều thập kỷ.

Đăng ngày: 28/10/2023
Tại sao xác của các loài chim hầu như không bao giờ nhìn thấy được?

Tại sao xác của các loài chim hầu như không bao giờ nhìn thấy được?

Chim thường được nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày, và bất cứ khi nào chúng ta nhìn lên bầu trời, chúng ta thường thấy những con chim bay trên đầu.

Đăng ngày: 27/10/2023
Tại sao Mỹ xây 10.000 vòng xuyến chỉ trong hai thập kỷ?

Tại sao Mỹ xây 10.000 vòng xuyến chỉ trong hai thập kỷ?

Vòng xuyến ngày càng mọc lên nhiều hơn ở Mỹ nhờ khả năng giảm tắc nghẽn giao thông và tai nạn va chạm giữa các phương tiện.

Đăng ngày: 27/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News