Tại sao không có thứ gì có thể dính lên Teflon? Teflon có độc không?

Một trong những vật liệu trơn nhẵn nhất trên Trái đất chính là Teflon và cũng là lớp chống dính trên chảo rán và khay nướng bánh. Vậy tại sao không có thứ gì có thể dính lên nó và nó có độc không khi ăn phải?

Nguồn gốc và thành phần của Teflon

Teflon là một tên gọi khác của Polytetrafluoroethylene hoặc PTFE. Nhà hóa học người Mỹ, Roy Plunket, đã vô tình khám phá ra nó vào năm 1938, Khi đó ông đang phát triển một chất lỏng làm lạnh không độc hại cho công ty hóa chất DuPont. Và đã vô tình điều chế được một chất màu trắng có tính chất trơ hóa học, nghĩa là nó sẽ không phản ứng với các chất khác và có một hệ số ma sát cực kỳ thấp. Tính chất Teflon vừa trơn, kháng hóa chất, chống thấm nước khiến nó có rất nhiều ứng dụng và ngày càng phổ biến. Ngày nay, nó có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi, như một lớp phủ trên áo mưa, vòng bi công nghiệp, khớp nhân tạo, bảng mạch,...

Các đặc tính đáng kinh ngạc của PTFE đến từ cấu trúc phân tử của nó. Đó là Polymer, một chuỗi dài nguyên tử kết hợp với nhau lặp đi lặp lại, gồm 2 nguyên tử chính là carbon và flo. Các nguyên tử flo xoắn ốc xung quanh carbon và tạo ra liên kết vô cùng chặt chẽ. Khiến các chất khác không có cửa xen vào. Vậy làm cách nào để sản xuất chảo chống dính trong khi Teflon không thể dính vào chảo?

Đầu tiên là phun cát chảo hoặc khắc rãnh để làm bề mặt chảo sần sùi. Sau đó, một lớp keo đặc biệt được tráng (thành phần chính xác của nó là một bí mật của mỗi nhà sản xuất). Chảo được phun PTFE lỏng lên và đun nóng đến khoảng 800 độ F, các lớp sau đó đông đặc thành một lớp sơn mịn, bóng bẩy.

Có an toàn không khi nấu ăn trong chảo chống dính?

Câu trả lời là có, nếu bạn cẩn thận. PTFE ổn định ở nhiệt độ vừa phải như để chiên trứng hoặc cá, nhưng trên 500 độ F, nó bắt đầu xuống cấp và tỏa ra khói khiến bạn khó chịu. Một cái chảo có thể đạt 500 độ rất nhanh nhưng hầu hết các nhà bếp được thông gió đủ để xua tan khói. Người sử dụng đã từng nghĩ rằng họ vô tình tiêu thụ PTFE khi chảo bị trầy xước là điều xấu, nhưng sự thật là nó vô hại bởi vì PTFE không tương tác với các hóa chất kể cả axit bên trong cơ thể bạn nên cứ thế ra ngoài theo phân thôi.

Mặc dù nó an toàn khi sử dụng nhưng quá trình sản xuất Teflon lại là một câu chuyện khác. Công ty DuPont và Chemours hiện nay phải đối mặt với các vụ kiện trị giá hàng triệu đô vì các cáo buộc gây ô nhiễm môi trường trong nhiều thập kỷ và những rủi ro sức khỏe liên quan tới một hóa chất độc hại được gọi là PFOA - một chất được sử dụng trong sản xuất Teflon.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Tại sao con người không có đuôi?

Tại sao con người không có đuôi?

Nhiều loài động vật bậc cao có đuôi. Ngựa sử dụng đuôi để đuổi ruồi trong khi chim có đuôi để điều hướng khi bay. Vậy còn chúng ta thì sao? Tại sao con người lại không có đuôi?

Đăng ngày: 11/03/2025
Vì sao quả dâu tây có hạt bên ngoài?

Vì sao quả dâu tây có hạt bên ngoài?

Thoạt đầu bạn có thể nghĩ rằng dâu tây là loại quả có hạt nhưng thực tế không phải vậy.

Đăng ngày: 10/03/2025
Vì sao ngựa thường ngủ đứng?

Vì sao ngựa thường ngủ đứng?

Tài phi của ngựa thì ai cũng biết vì ngựa có thân hình thon dài, bốn chân vững chắc. Nhưng ngựa có đặc tính không giống với các loài động vật khác, đó chính là thích ngủ đứng vào ban đêm

Đăng ngày: 03/03/2025
Tại sao có ngày nhuận 29/2?

Tại sao có ngày nhuận 29/2?

Tại sao có ngày nhuận? Năm nhuận là gì? Tháng nhuận là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận là gì nhé.

Đăng ngày: 02/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News