Tại sao không thể luộc trứng trên đỉnh Everest?

Do nhiệt độ sôi của nước thay đổi theo độ cao, lòng trắng và lòng đỏ của trứng sẽ không thể chín hoàn toàn nếu luộc trên đỉnh núi Everest cao 8.849m.

Trứng có thể luộc lòng đào hoặc chín kỹ ở gần như mọi nơi trên hành tinh, nhưng không thể làm vậy ở điểm cao nhất trên Trái đất so với mực nước biển là đỉnh Everest. Đây có thể không phải vấn đề cấp bách, nhưng quy tắc nhiệt động lực học phía sau thực tế này ảnh hưởng tới việc chuẩn bị cả thức ăn và nước uống ở nhiều nơi trên thế giới, theo IFL Science.

Tại sao không thể luộc trứng trên đỉnh Everest?
Nhiệt độ sôi của nước trên đỉnh Everest không đủ để làm chín trứng. (Ảnh: Inspire Taste).

Với đỉnh Everest, vấn đề nằm ở áp suất không khí. Ở mực nước biển, nước sôi ở 100 độ C. Đó là điểm sôi. Khi tùy theo áp suất khác nhau, điểm sôi cũng thay đổi. Càng lên cao so với mực nước biển, nhiệt độ cần thiết để nước sôi càng thấp.

Bạn có thể sử dụng máy tính để tính chính xác điểm sôi ở vị trí của bạn, nhưng ước chừng với mỗi 300m độ cao tăng thêm, nhiệt độ sôi giảm đi một độ C. Thị trấn La Rinconada trên núi Ananea thuộc dãy Andes, Peru là nơi có người ở vĩnh viễn cao nhất thế giới (5.52m). Tại đó, nước sôi ở 82,8 độ C.

Đỉnh núi Everest cao hơn nhiều so với thị trấn La Rinconada, ở 8.849m so với mực nước biển và áp suất bằng khoảng 1/3 áp suất khí quyển. Vì vậy, nhiệt độ sôi của nước tại đó giảm xuống 68 độ C. Mức này vẫn đủ nóng để gây ra vết bỏng nặng, nhưng không đủ để luộc chín hoàn toàn một quả trứng.

Cả lòng trắng và lòng đỏ của trứng cấu tạo từ những hợp chất khác nhau và protein đông lại ở nhiệt độ khác nhau. Lòng trắng bao gồm 54% ovalbumin, không đông cho tới khi đạt 80 độ C trong khi lòng đỏ cần ít nhất 70 độ C để cứng lại. Nhiệt độ của nước đun sôi sẽ không đủ để luộc chín trứng.

Nếu bạn ở trên đỉnh núi Everest và thực sự thèm trứng luộc, giải pháp duy nhất là sử dụng nồi áp suất. Phương pháp nấu đó sẽ làm tăng điểm sôi thông qua tăng áp suất bên trong nồi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao Trái đất sẽ không bao giờ bị

Vì sao Trái đất sẽ không bao giờ bị "nuốt chửng" nếu một ngày nào đó Mặt trời hóa lỗ đen?

Theo tính toán của các nhà khoa học, giả thuyết đáng sợ có thể xảy ra.

Đăng ngày: 03/05/2024
Vì sao đỉnh Everest lại có sức hút với nhiều người đến vậy?

Vì sao đỉnh Everest lại có sức hút với nhiều người đến vậy?

Nỗ lực leo lên đỉnh Everest đòi hỏi nhiều tháng, đôi khi nhiều năm rèn luyện. Cho đến nay, hơn 300 người đã được xác định thiệt mạng trong quá trình leo núi.

Đăng ngày: 03/05/2024
Vì sao ổ khóa nào cũng có một lỗ nhỏ

Vì sao ổ khóa nào cũng có một lỗ nhỏ "bí ẩn" ở phía dưới?

Nếu có thể, bạn hãy thử quan sát những ổ khóa đời mới hiện nay để xem xem chúng có chiếc lỗ nhỏ phía dưới hay không?

Đăng ngày: 03/05/2024
Tại sao động cơ diesel không được sử dụng trên ô tô cỡ nhỏ?

Tại sao động cơ diesel không được sử dụng trên ô tô cỡ nhỏ?

Động cơ diesel không được sử dụng trên các ô tô nhỏ do chi phí bảo trì, mức NVH (Noise, Vibration, Harshness - tiếng ồn, độ rung và độ xóc) và các vấn đề liên quan đến khí thải.

Đăng ngày: 02/05/2024
Tại sao các tượng cổ Hy Lạp thường có “của quý” bé một cách khiêm tốn?

Tại sao các tượng cổ Hy Lạp thường có “của quý” bé một cách khiêm tốn?

Không chỉ các bức tượng cổ Hy Lạp mà ngay cả các bức tượng nam giới thời kỳ Phục Hưng cũng đều mang một đặc điểm chung.

Đăng ngày: 02/05/2024
Tại sao iPhone rơi từ máy bay không hỏng, nhưng rơi từ bàn lại vỡ màn?

Tại sao iPhone rơi từ máy bay không hỏng, nhưng rơi từ bàn lại vỡ màn?

Nếu nắm được bản chất, các chuyên gia cho rằng smartphone vẫn sẽ không gặp sự cố gì, dù bạn đánh rơi điện thoại từ độ cao 100m hay từ không gian.

Đăng ngày: 02/05/2024
Vì sao phi công phải đeo kính râm khi bay?

Vì sao phi công phải đeo kính râm khi bay?

Để đảm bảo thị lực hoàn hảo, các phi công khi lái máy bay phải đeo một chiếc kính râm đặc biệt.

Đăng ngày: 01/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News