Tại sao không vứt hết rác xuống núi lửa cho... tiện?

Ừ tại sao không nhỉ? Đơn giản là vì không thể...

Tại sao không thể xử lý rác bằng cách ném xuống núi lửa?

Tại Mỹ, ước tính mỗi năm thải ra tới hơn 250 triệu tấn rác thải, tương đương với 20kg/người/ngày. Còn tại Việt Nam, thống kê cho thấy mỗi người dân phải chịu trách nhiệm cho 200kg rác/năm.

Để xử lý rác thải, các quốc gia trên thế giới thường xây dựng các lò đốt rác. Nhưng điều này cũng khiến nhiều người thắc mắc: Tại sao không vứt hết rác xuống núi lửa cho... tiện? Chẳng phải đó là một lò đốt rác tự nhiên hay sao?

Đúng là nếu có thể đổ hàng tấn rác vào núi lửa thì... tiện thật, vì ít nhất cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian đốt. Tuy nhiên, câu trả lời đơn giản chỉ là... không thể.

Chi phí thực chất sẽ rất lớn

Bạn tưởng rằng chi phí sẽ giảm đi ư? Nhưng không đâu bởi đầu tiên nếu muốn vứt rác xuống núi lửa, bạn sẽ phải kiếm một ngọn núi lửa "không nguội" - tức là vẫn đang hoạt động.

 Tại sao không vứt hết rác xuống núi lửa cho... tiện?

Trên thực tế thì không nhiều người sống gần những ngọn núi lửa như thế. Chính vì vậy, việc vận chuyển rác đến miệng núi lửa sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức, nhiên liệu và tiền bạc, nếu so với việc xử lý rác trong các lò đốt.

Không phải ngọn núi lửa nào cũng phù hợp

Ngay cả khi sống gần núi lửa, thì có một sự thật là không phải ngọn núi lửa nào cũng... xài được. Có phải khi nhắc đến núi lửa, bạn sẽ nghĩ đến những ngọn núi có sườn thoải, với một cái hố lửa trên đỉnh kiểu như hình dưới không?

Tại sao không vứt hết rác xuống núi lửa cho... tiện?

Và bên trong cái hố đó sẽ là một hồ dung nham như thế này.

Tại sao không vứt hết rác xuống núi lửa cho... tiện?

Trông thật hoàn hảo để vứt rác đúng không? Nhưng trên thực tế, không phải núi lửa nào cũng giống như vậy. Các chuyên gia cho biết, ngọn núi lửa phù hợp nhất để xử lý rác là dạng "núi lửa hình khiên" - shield volcano - là những ngọn núi lửa có sườn phẳng và độ dốc thấp, với dung nham phun chậm qua các kẽ nứt trên bề mặt Trái đất.

Tại sao không vứt hết rác xuống núi lửa cho... tiện?
Một dạng núi lửa hình khiên - hình dạng giống khiên chiến binh ngày xưa.

Tại sao không vứt hết rác xuống núi lửa cho... tiện?
Núi lửa Kilauea - núi lửa hình khiên tại Hawaii (Mỹ).

Tuy nhiên, phần lớn các núi lửa trên Trái đất là loại "stratovolcano" - loại núi lửa hình nón cao. Những loại núi lửa này thường có xu hướng "nổ" bất chợt khi áp suất khí nóng và dung nham bên trong trở nên quá cao. Hay nói ngắn gọn hơn, bạn ném rác xuống ngọn núi lửa "nhạy cảm" như thế này, bạn sẽ... chết chắc.

Ném rác vào núi lửa... có thể gây thảm họa

Nhưng dù bạn có đủ điều kiện: sống gần một ngọn núi lửa hình khiên, như ngọn Kilauea tại Hawaii chẳng hạn, thì việc xả rác xuống núi lửa cũng vô cùng nguy hiểm.

 Tại sao không vứt hết rác xuống núi lửa cho... tiện?

Đầu tiên là lượng khí độc núi lửa - gồm nhiều loại khí hình thành khi đốt lưu huỳnh như H2S, SO2... đủ để đưa một người đi gặp thần chết vì trong vòng 1 phút nếu hít phải quá nhiều.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân rất quan trọng mà bạn nên xem trong video dưới đây - về cảnh ném một túi rác xuống dung nham tại Hawaii.

Các bạn có thể thấy, khi một túi rác có nhiệt độ bình thường rơi xuống dung nham có thể gây phun trào khá khủng khiếp. Và túi rác trong video mới chỉ nặng có 30kg thôi.

Như hình dưới đây, chỉ một vụ sạt đất tại khu vực Halemaʻumaʻu thuộc núi lửa Kilauea đã thổi dung nham cao tới hơn 80m. Vậy giờ hãy tưởng tượng với hàng tấn rác rơi xuống thì sẽ như thế nào?

 Tại sao không vứt hết rác xuống núi lửa cho... tiện?

Đó là chưa tính đến việc lượng khí thải của quá trình này sẽ tiến thẳng vào bầu khí quyển, gây tác hại rất lớn cho môi trường. Ở các quốc gia trên thế giới, hệ thống đốt rác luôn đi kèm một hệ thống ngăn và lọc khí độc trước khi thải ra môi trường. Do đó, việc đốt rác bằng núi lửa là không hề khả thi.

Ngoài ra, một số người cho rằng có thể sử dụng núi lửa để xử lý các loại rác độc hại, bao gồm rác thải hạt nhân. Nhưng rất tiếc, nhiệt độ trung bình của dung nham chỉ từ 700 đến 1.250 độ C - vẫn chưa đủ "đô" để làm tan chảy các loại rác này (nhiệt độ tan chảy của Uranium là gần 3.000 độ C).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News