Tại sao Marie Curie được chôn cất trong quan tài lót chì?
Marie Curie qua đời do bệnh thiếu máu bất sản vì làm việc với phóng xạ và quan tài của bà sau này được công nhân khai quật phát hiện bên trong là lớp lót chì dày 2,5 mm.
Ngày nay Marie Curie được nhớ đến với nghiên cứu tiên phong về phóng xạ, không chỉ mang về cho bà hai giải Nobel mà còn được công nhận là "mẹ đẻ của vật lý hiện đại". Nghiên cứu về các nguyên tố phóng xạ polonium và radium để lại một di sản khoa học trường tồn, nhưng chính những chất này cũng tác động lâu dài đến cơ thể bà, IFL Science hôm 25/5 đưa tin.
Marie Curie cùng chồng, Pierre Curie. (Ảnh: Wikimedia)
Curie không chỉ là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel mà còn là người phụ nữ duy nhất được trao giải ở hai lĩnh vực khác nhau. Năm 1896, nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel nhận thấy các muối uranium phát ra những tia tương tự tia X ở khả năng xuyên qua vật thể. Curie tìm hiểu công trình của Becquerel như một phần trong luận án. Bà cùng chồng, Pierre Curie, bắt tay vào nghiên cứu. Họ phát hiện radium và polonium, hai nguyên tố phóng xạ mới, vào năm 1898. Kết quả này đã giúp vợ chồng Curie được trao một nửa giải Nobel Vật lý năm 1903. Nửa còn lại thuộc về Becquerel.
Năm 1911, sau bi kịch cá nhân (Pierre Curie mất đột ngột vào năm 1906), Curie được trao giải Nobel Hóa học vì cô lập radium tinh khiết. Bà cống hiến hết mình để nghiên cứu tính chất hóa học của các chất phóng xạ và ứng dụng của chúng trong y học. Nếu không có nghiên cứu của Curie, các phương pháp điều trị ung thư có thể sẽ không phát triển như ngày nay. Nhưng dù đã phòng ngừa, việc tiếp xúc với các chất này thường xuyên trong thời gian dài vẫn để lại hậu quả cho Marie Curie.
Mộ của Pierre và Marie Curie trong Điện Panthéon. (Ảnh: Wikimedia).
Marie Curie qua đời ngày 4/7/1934 do bệnh thiếu máu bất sản vì làm việc với phóng xạ. Đây là bệnh về máu hiếm gặp, xảy ra khi tủy xương không tạo đủ tế bào máu mới để cơ thể hoạt động bình thường. Khi mất, cơ thể bà nhiễm phóng xạ đến mức phải đặt trong quan tài lót chì. Tuy nhiên, không ai biết điều này cho đến năm 1995, khi quan tài của bà được khai quật.
Thời điểm đó, chính quyền Pháp muốn chuyển vợ chồng Curie đến lăng quốc gia - Điện Panthéon - nhằm tôn vinh việc họ đã đóng góp lớn cho khoa học và trở thành biểu tượng trong lịch sử nước Pháp. Nhóm phụ trách khai quật liên hệ với Cơ quan bảo vệ phóng xạ Pháp do lo ngại về phóng xạ còn sót lại và xin hỗ trợ để bảo vệ những công nhân trong nghĩa trang.
Khi nhóm khai quật đến gần mộ của vợ chồng Curie, họ nhận thấy không khí có mức phóng xạ bình thường. Mức này tăng lên khi ngôi mộ được mở ra, dù không nhiều. Mới đầu, quan tài của Marie Curie trông như làm bằng gỗ bình thường. Nhưng khi mở ra, các công nhân phát hiện nó có lớp lót chì dày 2,5 mm.
Các cuộc kiểm tra sau đó cho thấy cơ thể của Marie Curie được bảo quản rất tốt, chỉ nhiễm alpha và beta ở mức độ thấp. Theo tạp chí Journal of British Society for the History of Radiology, điều này có thể do Curie đã thực hiện những bước để hạn chế tiếp xúc với bức xạ về cuối đời.
Tuy nhiên, sau 100 năm, nhiều đồ đạc của bà, bao gồm đồ nội thất, sách nấu ăn, quần áo và những ghi chép trong phòng thí nghiệm vẫn nhiễm phóng xạ mạnh. Một số vật dụng được lưu trữ trong các hộp lót chì tại Thư viện Quốc gia Pháp ở Paris. Khi muốn tiếp cận chúng, người tham quan phải ký giấy miễn trừ trách nhiệm pháp lý và mặc đồ bảo hộ để tránh tiếp xúc với radium-226, đồng vị có chu kỳ bán rã lên tới khoảng 1.600 năm.

Vì sao trường học hay trồng phượng?
Phượng vĩ được trồng khắp nơi, nhưng vì sao loài hoa đỏ rung rinh trong nắng hè lại gắn liền với tuổi học trò?

Vì sao số 13 và số 4 được cho là mang lại điềm xui?
Số 13 thường được coi là con số không may mắn ở phương Tây, số nhà, số tầng thang máy đều tránh con số này. Còn ở châu Á, 4 là con số được cho mang đến điềm xui xẻo.

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?
Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?
Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".

Tại sao con người không có đuôi?
Nhiều loài động vật bậc cao có đuôi. Ngựa sử dụng đuôi để đuổi ruồi trong khi chim có đuôi để điều hướng khi bay. Vậy còn chúng ta thì sao? Tại sao con người lại không có đuôi?

Tại sao linh cẩu đốm cái lại có bộ phận sinh dục của con đực? Liệu nó có phải là loài lưỡng tính không?
Khi nhìn từ bên ngoài, linh cẩu đực và linh cẩu cái có bộ phận sinh dục rất giống nhau và chúng ta rất khó để phân biệt bằng mắt thường.
