Tại sao nhiều phi tần trẻ đẹp của hoàng đế lại không thể sinh con?
Liệu có phải sau khi vào cung, các phi tần bị mất đi khả năng sinh sản?
Ước mơ tiến cung để trở thành người của vua
Vào thời cổ đại, đại đa số các cô gái đều mong ước trở thành phi tử của Hoàng đế. Vì thế rất nhiều người phải tranh giành nhau để có thể tiến cung. Ấy thế nhưng không phải ai cũng thành công, biến giấc mơ thành sự thật.
Ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh những thiếu nữ độ tuổi đôi mươi nô nức tham gia tuyển tú trong các thước phim cổ trang được dựng lại, có thể thấy họ đều là con gái nhà danh môn. Và đây cũng chính là lý do khiến rất nhiều cô gái không có cơ hội trở thành phi tử của nhà vua.
Nhưng cho dù đã trở thành phi tử thì không phải ai cũng có thể nở mày nở mặt, làm rạng danh cho dòng tộc, thậm chí ở ngay trong hậu cung cũng không có cơ hội gặp gỡ hoàng thượng.
Các cô gái sau khi trở thành phi tử của hoàng đế, đều có địa vị cao, thế nhưng nhiệm vụ lớn nhất của họ vẫn chỉ là sinh con đẻ cái cho hoàng thượng.
Nếu họ sinh được hoàng tử thì rất có thể sẽ giành được sự sủng ái của hoàng thượng, thậm chí nếu may mắn sau này hoàng tử trở thành tân hoàng đế thì địa vị của vị phi tần đó sẽ một bước lên cao.
Và ngược lại, nếu không thể sinh ra hoàng tử thì sẽ bị hoàng đế ghẻ lạnh, cả đời cô độc lẻ loi.
Nếu sinh được con cho hoàng đế, cuộc đời phi tần sẽ một bước lên mây. (Ảnh: minh họa).
Hiện tượng nhiều phi tần không thể sinh con
Thực tế, trong xã hội phong kiến xưa, quả thật có rất nhiều phi tần không thể sinh con, đây là một điều khá kỳ lạ lúc bấy giờ. Lẽ nào sau khi trở thành người phụ nữ của vua, họ lại không còn khả năng sinh sản? Có 3 nguyên nhân chính lý giải cho việc này.
Đầu tiên phải kể tới một sự thật, trong cung chỉ có duy nhất 1 hoàng đế, nhưng lại có rất nhiều thê thiếp
Chẳng hạn như Thanh triều, mỗi tối sau khi hoàng thượng dùng bữa, đều sẽ lật tấm thẻ bài, quyết định xem vị nương nương nào sẽ hầu hạ hoàng thượng hôm đó. Cũng vì "cơ chế" này nên các phi tần trong hậu cung bắt đầu hành động, hối lộ thái giám của phòng Kính sự để họ đặt thẻ bài của mình ở vị trí nổi bật, như thế khả năng được chọn sẽ cao hơn. Đối với các phi tần không chịu hối lộ thì ngay cả thẻ bài cũng không có, làm sao có cơ hội được hoàng thượng lật thẻ bài?
Không có cơ hội thị tẩm đồng nghĩa với việc không có cơ hội mang long thai. Vậy nên những phi tần này cả đời không thể sinh con, thậm chí cho tới khi qua đời, họ vẫn còn là trinh nữ.
Nguyên nhân thứ hai là do chính hoàng đế không muốn phi tần mang thai
Vào thời cổ đại, có không ít các cuộc hôn nhân đến từ mục đích giao hảo, làm thân. Con gái của các dân tộc thiểu số tiến cung, trở thành phi tử của hoàng đế.
Xuất thân của họ đa phần đều không thể làm hoàng đế yên tâm, chính vì thế hoàng đế không muốn họ mang thai, nên đã ra lệnh cho thái y kê các loại thuốc tránh thai, khiến cho các phi tần này không con không cái, cô quạnh một đời.
Ngoài ra, một số phi tần không thể sinh con là do chính cơ thể của họ
Cho dù hoàng thượng có sủng ái cỡ nào cũng không thể đơm hoa kết trái, chỉ có thể từ bỏ mong muốn.
Có thể thấy, các vị phi tần trong hậu cung không sinh được con, vì cả yếu tố khách quan và chủ quan. Dù mong muốn của họ phần lớn đến từ cuộc đua tranh sủng, giành vinh quang cho mẫu tộc, nhưng suy cho cùng họ vẫn là người đáng thương nhất, vì đến cuối đời họ vẫn không thể biết tới niềm hạnh phúc vô bờ bến, đó là có con, không cảm nhận được tình cảm vợ chồng gia đình ấm áp.
Trong xã hội phong kiến, trở thành người phụ nữ của hoàng thượng là một điều vô cùng vẻ vang. Nhưng đằng sau sự vinh quang đó là những trói buộc niềm vui, kìm kẹp tự do hạnh phúc của người phụ nữ.
Cuộc sống của họ chỉ xoay quanh mong ước mang được long thai. Hoàng thượng vui, họ cũng vì thế mà vui vẻ. Hoàng thượng băng hà, có thể họ cũng vì thế mà bỏ mạng. Đây liệu có phải là hạnh phúc vợ chồng thực sự?
Sống trong xã hội ngày nay, khi mà nam nữ bình quyền, thật may mắn thay người phụ nữ có thể làm những điều bản thân muốn, tự do bay theo ước mơ của mình mà không bị gông cùm của chế độ ràng buộc, có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc sống hạnh phúc của bản thân.