Tại sao những loài chim xây tổ hình cốc có tỷ lệ sống cao hơn chim xây tổ mái vòm?

Một số loài chim có tập tính xây tổ theo hình mái vòm cầu kỳ, mặc dù nhiều nhà sinh thái học từ lâu cho rằng những chiếc tổ có mái vòm bảo vệ chim tốt hơn trước mối hiểm họa như kẻ săn mồi hoặc thời tiết, một nghiên cứu mới đây chứng minh điều ngược lại. Những chiếc tổ được thiết kế đơn giản có ích hơn về lâu dài.

Hầu hết các loài chim biết hót đều có nguồn gốc từ Australasia khoảng 45 triệu năm trước. Khi đó Australia còn gắn liền với Nam Cực và được bao phủ bởi những khu rừng tươi tốt thay vì sa mạc khô cằn. Các phân tích thống kê về đặc điểm và sự tiến hóa của chim biết hót cho thấy những chiếc tổ có mái vòm là kiểu kiến trúc từ thời tổ tiên của chúng. Tuy nhiêu, kiểu thiết kế này nhanh chóng bị thay thế bằng thiết kế hình cốc đơn giản khi các loài chim biết hót bắt đầu lan rộng khắp thế giới khoảng 40 triệu năm trước.


Một con chim hút mật họng tím bên trong chiếc tổ mái vòm của mình.

Một số nhà sinh vật học tiến hóa, như Iliana Medina của Đại học Melbourne, thắc mắc tại sao thiết kế tổ mái vòm bị đa số loài chim hiện đại bỏ rơi, và tại sao chỉ có ⅓ loài chim vẫn giữ kiểu tổ này? Để trả lời, nhóm nghiên cứu của cô đã kiểm tra điểm thành công về mặt sinh thái của những loài chim chọn xây theo kiểu tổ tiên so với kiểu cốc hiện đại, sau đó gắn những dữ liệu tìm được với lịch sử tiến hóa của chúng.

Đối với hơn 3.100 loài chim biết hót, Tiến sĩ Medina và các đồng nghiệp đã thu thập nhiều dữ liệu nhất có thể: cơ thể và phạm vi của loài chim, vĩ độ và độ cao của chúng, quan trọng nhất vẫn là kiểu tổ chúng xây.

Các phân tích của cô, được công bố vào tháng trước trên tạp chí Ecology Letters, đã tiết lộ thông tin đáng ngạc nhiên. Những loài chim chọn kiểu tổ mái vòm thường có phạm vi dân số nhỏ, nhu cầu khí hậu khắt khe hơn.

Kết quả của tiến sĩ Medina đi ngược lại với một số giả thuyết trước đây rằng nếu xây tổ mái vòm, phạm vi loài sẽ mở rộng nhanh hơn đồng thời chịu được nhiều điều kiện thời tiết hơn. Từ đó, cô kết luận những loài xây tổ mái vòm có khả năng thích nghi kém hơn loài xây tổ hình cốc. Mặc dù tổ có mái vòm giúp bảo vệ chim tốt hơn khỏi kẻ thù và thời tiết, nhưng chúng cũng có xu hướng lớn hơn - dễ bị kẻ thù phát hiện hơn. Tổ lớn cũng đồng nghĩa với việc tiêu tốn nhiều thời gian và nguyên liệu hơn, giới hạn thời điểm và vị trí chúng có thể xây, khiến chúng khó dời bỏ những ngôi nhà kiên cố này.

Jordan Price, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học St. Mary’s College of Maryland, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Để sống trong tự nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn có một cái tổ rẻ tiền, loại mà bạn có thể xây nhiều lần trong một mùa. Bạn có nhiều bất tiện nhưng bù lại cơ hội sống sẽ tăng lên nếu đối mặt với kẻ thù”.


Một chiếc tổ cốc phổ biến.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những loài xây tổ mái vòm ít có xu hướng sống ở thành phố, có lẽ vì thiếu địa điểm thích hợp để xây tổ, thiếu nguyên vật liệu và do thời tiết thành phố ấm hơn.

Tiến sĩ Medina sau đó đã xem lại thời gian, mô hình hóa lịch sử tự nhiên của nhiều loài chim biết hót cổ xưa cũng như loài mới trong suốt 45 triệu năm. Cô phát hiện ra rằng những loài xây dựng tổ mái vòm có tỷ lệ tuyệt chủng cao hơn không nhiều so với loài xây tổ cốc, kết quả trái ngược với giả thuyết cho rằng làm tổ có mái vòm là an toàn nhất.

Ngày nay, loài chim xây dựng tổ mái vòm còn phải đối mặt với những thách thức mới do con người đặt ra, bao gồm khí hậu thay đổi, mất môi trường sống và dự án xây dựng. Các loài chim, giống như nhiều loài động vật khác, đang có tốc độ tuyệt chủng ngày càng nhanh.

James Mouton, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Chim Di trú Smithsonian, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi không thể huấn luyện chúng bỏ kiểu xây tổ truyền thống nhưng chúng tôi có thể giúp khôi phục và bảo vệ môi trường sống của động vật xây tổ mái vòm, bên cạnh việc củng cố các quần thể có khả năng bị tổn thương”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Đăng ngày: 15/03/2025
Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?

Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".

Đăng ngày: 13/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News