Vì sao Mỹ trở thành nước đầu tiên cấm thử tên lửa chống vệ tinh?

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tối 18/4 (giờ địa phường) thông báo, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang tự áp đặt lệnh cấm thử tên lửa chống vệ tinh với mục tiêu biến nó thành “quy chuẩn quốc tế về hành vi có trách nhiệm trong không gian”.

Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga đều đã thực hiện các cuộc thử nghiệm như vậy, tạo ra các mảnh vỡ trong không gian, tạo ra mối nguy hiểm cho các nhà du hành vũ trụ, vệ tinh…, ABC News đưa tin. Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới áp đặt lệnh cấm thử tên lửa chống vệ tinh.

Vì sao Mỹ trở thành nước đầu tiên cấm thử tên lửa chống vệ tinh?
Rác vũ trụ được tạo ra bởi một cuộc thử nghiệm chống vệ tinh của Trung Quốc năm 2007 đã va vào một vệ tinh của Nga ngày 22/1/ 2013. (Ảnh: Analytical Graphics).

"Nói một cách đơn giản, những cuộc thử nghiệm này rất nguy hiểm và chúng tôi sẽ không tiến hành chúng", Phó tổng thống Harris phát biểu tại Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở bang California. Bà cho biết Mỹ hy vọng các quốc gia khác sẽ làm theo.

Mỹ đã xác định và theo dõi hơn 1.600 mảnh vỡ mà Nga tạo ra khi sử dụng tên lửa để phá hủy một vệ tinh vào tháng 11/2021 và hơn 2.800 mảnh vỡ mà Trung Quốc tạo ra khi thực hiện vụ thử nghiệm của họ năm 2007, bà Harris nói. Vụ thử tên lửa chống vệ tinh của Nga đã tạo ra nhiều mảnh vụn đe dọa Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), báo chí Mỹ nhận định.

Bà Harris nói: “Mảnh vỡ gây nguy cơ đối với sự an toàn của các phi hành gia, vệ tinh và sự hiện diện thương mại ngày càng tăng của chúng ta. Trong không gian, mảnh vỡ có kích thước bằng quả bóng rổ, di chuyển với tốc độ hàng nghìn dặm một giờ, sẽ phá hủy vệ tinh. Ngay cả mảnh vụn nhỏ như hạt cát cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng".

Phó tổng thống Mỹ cũng nhận định: “Những vũ khí này nhằm triệt tiêu khả năng sử dụng năng lực không gian của Mỹ bằng cách phá hủy các vệ tinh của chúng ta, những vệ tinh quan trọng đối với an ninh quốc gia. Chắc chắn rằng những thử nghiệm này là liều lĩnh và vô trách nhiệm. Những thử nghiệm này cũng gây nguy hiểm rất lớn cho những gì chúng ta làm trong không gian”.

Bài phát biểu của bà Harris được đưa ra vài tháng sau một cuộc thử nghiệm chống vệ tinh của Nga vào tháng 11/ 2021, tạo ra một đám mây mảnh vỡ lớn đến mức ISS phải dịch chuyển, Space đưa tin. Và đó không phải là sự cố đầu tiên như vậy; năm 2013, một vệ tinh của Nga đã bị trúng mảnh vỡ được tạo ra sáu năm trước đó trong một cuộc thử nghiệm chống vệ tinh của Trung Quốc.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao liên tiếp động đất ở Tây Nguyên?

Vì sao liên tiếp động đất ở Tây Nguyên?

Song song với cú đấm plasma làm rực cháy bầu trời phía Bắc Trái Đất vừa qua, Mặt Trời cũng thổi bay hành tinh gần nó nhất - Sao Thủy - bằng một cơn sóng thần plasma.

Đăng ngày: 18/04/2022
Vì sao nhiều người nghiện thuốc lá lâu năm không bị ung thư phổi?

Vì sao nhiều người nghiện thuốc lá lâu năm không bị ung thư phổi?

Khả năng bảo vệ tự nhiên chống lại các đột biến gây ung thư được cho là nguyên nhân giúp một số người hút thuốc lá lâu năm không bị ung thư phổi.

Đăng ngày: 18/04/2022
Vì sao thái giám thời xưa thường không biết chữ nhưng vẫn đọc được thánh chỉ?

Vì sao thái giám thời xưa thường không biết chữ nhưng vẫn đọc được thánh chỉ?

Hoá ra các thái giám thời xưa có thể đọc được thành chỉ của hoàng đế là vì 3 lý do này.

Đăng ngày: 15/04/2022
Tại sao các nhà khoa học từng nghĩ rằng võng mạc của người chết là nơi lưu giữ ký ức?

Tại sao các nhà khoa học từng nghĩ rằng võng mạc của người chết là nơi lưu giữ ký ức?

Trong lịch sử của lĩnh vực điều tra tội phạm, đã có rất nhiều ví dụ về các nhà điều tra cố gắng tìm cách khám phá ra các kỹ thuật mới để xác định tội phạm

Đăng ngày: 14/04/2022
Vì sao người Thái té nước vào lễ Songkran?

Vì sao người Thái té nước vào lễ Songkran?

Songkran là lễ hội lớn nhất, nổi tiếng nhất của xứ sở chùa vàng, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm với hoạt động té nước.

Đăng ngày: 13/04/2022
Tại sao gà mái bắt chước tiếng gáy của gà trống bị coi là

Tại sao gà mái bắt chước tiếng gáy của gà trống bị coi là "điềm dữ", thường bị bắt giết?

Trên thực tế, không có cơ sở khoa học nào chứng minh rằng gà mái gáy mang lại điềm xấu, nhưng...

Đăng ngày: 11/04/2022
Vì sao nhum biển không hiếm nhưng vẫn đắt?

Vì sao nhum biển không hiếm nhưng vẫn đắt?

Nhum biển có tên khoa học là Echinoidea - tên gọi chung của một lớp thuộc ngành Động vật da gai, sinh sống ở các đại dương.

Đăng ngày: 10/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News