Tấm vải nghi là áo choàng tím huyền thoại của Alexander Đại đế

Tấm vải cotton màu tím và trắng được phát hiện trong lăng mộ hoàng gia nửa thế kỷ trước có thể chính là áo choàng của Alexander Đại đế.

Một trong số nhiều đặc quyền mà vua Macedonia cổ đại được hưởng là mặc đồ tím, và Alexander Đại đế chắc chắn đã tận dụng tối đa đặc quyền hoàng gia này. Giới chuyên gia cho rằng ông đã mặc trang phục tím mỗi khi có cơ hội. Nghiên cứu mới trên tạp chí Journal of Field Archaeology cho thấy, một trong những trang phục tím nổi tiếng nhất của ông có thể đã được khai quật, IFL Science hôm 30/10 đưa tin.


Minh họa Alexander Đại đế mặc áo tím. (Ảnh: Sun).

Alexander Đại đế sử dụng đặc quyền mặc màu tím gần như hàng ngày, theo nhà sử học Ephippus của vùng Olynthus, một tác giả Hy Lạp cổ đại. Ông hiếm khi đi đâu mà không có chiếc áo choàng dài, gọi là chiton hoặc sarapis, màu tím nhạt. Trong nghiên cứu mới, chuyên gia Antonis Bartsiokas từ Đại học Democritus Thrace và đồng nghiệp cho rằng chiếc áo choàng này được cất giấu cùng một số vật dụng khác trong mộ một người anh cùng cha khác mẹ của ông.

Khai quật lần đầu năm 1977, khu lăng mộ Great Tumulus of Vergina ở miền bắc Hy Lạp chứa hài cốt một số người thân của Alexander Đại đế, dù phải đến cuối năm ngoái, danh tính của những người này mới được xác nhận. Trong đó, đáng chú ý là hầm mộ Royal Tomb II, nơi có một chiếc hòm vàng đựng hài cốt Philip III Arrhidaeus, người anh cùng cha khác mẹ của Alexander Đại đế, cùng áo giáp và những vật dụng khác.

Trong số những vật dụng này có tấm vải màu tím và trắng từng được cho là dùng để bọc xương của Arrhidaeus. Nhưng trong nghiên cứu mới, Bartsiokas xem xét lại mảnh vải cổ xưa này và đi đến một kết luận hoàn toàn khác.


Mặt ngoài của hầm mộ Royal Tomb II. (Ảnh: Wikimedia).

Khi nghiên cứu hàng loạt phân tích phân tử và hiển vi của tấm vải, Bartsiokas tiết lộ, đây thực chất là vải cotton nhuộm tím với phần giữa màu trắng, có khả năng được tẩy trắng bằng khoáng chất huntite. Ông nhận định, đặc điểm vật lý của tấm vải hoàn toàn phù hợp với mô tả trong các nguồn cổ đại về chiếc áo choàng thiêng liêng mà Alexander Đại đế mặc. Bartsiokas thậm chí gọi tấm vải này là "vật quý giá nhất thời cổ đại".

Để củng cố lập luận của mình, Bartsiokas chỉ ra rằng Royal Tomb II được trang trí bằng một bức tranh tường khắc họa Alexander Đại đế mặc chính chiếc áo choàng trong hòm vàng. Trong tranh, Alexander Đại đế được nhận diện nhờ việc đội chiếc mũ tím gọi là kausia, có gắn vương miện và chỉ hoàng tộc mới có thể đội. Ông mặc áo choàng tím và đang săn một con sư tử, dường như sẵn sàng tung ra đòn chí mạng.

Đến nay, nơi an nghỉ cuối cùng của Alexander Đại đế vẫn là một bí ẩn và các lăng mộ hoàng gia Vergina vẫn là đề tài gây tranh luận lớn. Do đó, kết luận của Bartsiokas chắc chắn sẽ còn được những học giả khác thảo luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Đăng ngày: 12/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News