Tảng băng trôi lớn nhất thế giới vỡ nát
Ảnh vệ tinh của NASA cuối tháng 5 cho thấy A-76A, tảng băng lớn gấp đôi thành phố Los Angeles, vỡ thành nhiều mảnh gần đảo Nam Georgia.
Các mảnh vỡ của tảng băng trôi lớn nhất thế giới A-76A do vệ tinh Terra của NASA chụp ngày 24/5. Ảnh: NASA Earth Observatory/MODIS/Wanmei Liang
A-76A là mảnh lớn nhất còn lại của A-76, tảng băng có diện tích khoảng 4.320km2 với chiều dài 170km và chiều rộng 25km, vỡ ra từ Thềm băng Ronne, châu Nam Cực, tháng 5/2021. Đến tháng 10/2022, hình ảnh vệ tinh cho thấy A-76A, khi đó dài khoảng 135km và rộng 26km, đi vào vùng biển "Hành lang Drake", nơi băng trôi thường bị những dòng hải lưu mạnh cuốn khỏi châu Nam Cực.
Ngày 24/5, vệ tinh Terra của NASA chụp hình ảnh mới về 6 mảnh của A-76A đang trôi ra xa nhau gần đảo Nam Georgia, biển Scotia, đồng nghĩa tảng băng khổng lồ đã vỡ vài ngày trước đó, theo Đài quan sát Trái Đất thuộc NASA. Các mảnh vỡ cách nơi A-76 tách khỏi châu Nam Cực năm 2021 khoảng 2.415 km.
"Thật ấn tượng khi nó đã đi xa đến thế chỉ trong khoảng hai năm. Điều đó thể hiện rõ các dòng hải lưu ở khu vực này của Nam Đại Dương mạnh như thế nào", Christopher Shuman, nhà nghiên cứu sông băng tại Đại học Maryland và Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard thuộc NASA, nhận xét.
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới trước đây, A-68A, cũng vỡ vụn gần đảo Nam Georgia vào tháng 12/2020 sau khi trôi qua Hành lang Drake. A-76A không va chạm trực tiếp với Nam Georgia nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển lân cận. Giữa năm 2021, khi A-68A tan chảy hoàn toàn, các nhà khoa học ước tính nó đã trút khoảng 900 triệu tấn nước ngọt xuống biển, phần lớn được đổ xuống gần Nam Georgia. Nhiều khả năng A-76A cũng sẽ xả một lượng lớn nước ngọt ra xung quanh, ảnh hưởng đến lưới thức ăn ở biển.
Mark Belchier, giám đốc Cơ quan Ngư nghiệp và Môi trường của đảo Nam Georgia và quần đảo Nam Sandwich, cảnh báo, các mảnh băng mới sẽ tiếp tục vỡ ra và có thể trở thành mối lo ngại lớn với tàu thuyền hoạt động trong vùng.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản
Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.
