Tảng băng trôi rộng 1.280km2 va vào bờ biển châu Nam Cực

Gió mạnh khiến tảng băng trôi khổng lồ quệt vào thềm băng Brunt nhưng chỉ gây ra tác động nhẹ, không làm thềm băng chia tách theo vết nứt cũ.

Ảnh chụp vệ tinh cho thấy tảng băng trôi A74 khổng lồ va chạm nhẹ với bờ biển châu Nam Cực, BBC hôm 12/8 đưa tin. Nếu đâm mạnh hơn, nó có thể khiến một khối băng kích thước tương tự vỡ ra. Các nhà khoa học Anh theo dõi quá trình này với sự quan tâm lớn vì một trạm nghiên cứu của họ ở rất gần đó.

Tảng băng trôi rộng 1.280km2 va vào bờ biển châu Nam Cực
Gió mạnh đẩy tảng băng trôi A74 quệt vào thềm băng Brunt. (Ảnh: Copernicus/Sentinel-1).

Trạm nghiên cứu Halley đang tạm dừng hoạt động vì không chắc chắn về sự thay đổi của băng xung quanh trong tương lai gần. "Chúng tôi đã theo dõi rất kỹ tình hình trong 6 tháng qua vì A74 trôi nổi loanh một khu vực. Nhưng những cơn gió đông thực sự mạnh xuất hiện và có vẻ chúng đẩy A74 chuyển động nhanh hơn, quệt vào rìa phía tây của thềm băng Brunt", Ollie Marsh, tiến sĩ tại tổ chức Khảo sát Nam Cực Anh (BAS), giải thích.

Thềm băng Brunt là một phần của sông băng, chảy ra khỏi đất liền và nổi trên biển. Nó vẫn dính với vùng băng phía sau nhưng không chắc chắn. Trong vài năm gần đây, vết nứt khổng lồ mang tên Chasm 1 xuất hiện ở phần phía tây của thềm băng này. Nó khiến một khối băng với diện tích 1.700km2 có nguy cơ tách ra. Nhiều chuyên gia cho rằng cú huých từ A74 có thể khiến khối băng tách hoàn toàn, nhưng điều này vẫn chưa xảy ra.

BAS đặt các cảm biến GPS trên thềm băng và trên A74. Chúng gửi dữ liệu về trụ sở của tổ chức ở Cambridge hàng giờ và hàng ngày. Dữ liệu sẽ ghi nhận bất cứ chuyển động đột ngột nào của băng.

Vụ va chạm tuần này khiến Brunt xoay nhẹ nhưng không đủ để làm vỡ 2km băng cuối cùng ở đầu vết nứt Chasm 1, yếu tố giữ cho phần phía tây của thềm băng vẫn gắn kết. Việc Brunt chia tách sớm sẽ hữu ích cho BAS vì nó giúp chấm dứt sự không rõ ràng về số phận của trạm Halley ở phía đông thềm băng.

Halley cách Chasm 1 chưa đầy 20km và các nhà khoa học không nghĩ trạm sẽ bị ảnh hưởng khi một khối băng lớn tách ra. Tuy nhiên, họ cần đảm bảo chắc chắn trước khi cho phép trạm hoạt động quanh năm. Hiện tại, Halley đóng cửa vào mỗi mùa đông để đề phòng vì nếu tình huống tệ nhất xảy ra, sẽ rất khó khăn và nguy hiểm khi muốn sơ tán nhân viên vào thời điểm thời tiết xấu và trời tối suốt 24 tiếng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Núi lửa

Núi lửa "quái vật" ở Ý vẫn còn "sống", đang mọc cao thêm

Chỉ trong vòng 6 tháng, miệng núi lửa phía Đông Nam của Etna - siêu núi lửa cao nhất nước Ý - đã tự mọc thêm một cách dáng sợ.

Đăng ngày: 13/08/2021
Hồ nước ngọt sạch nhất trên thế giới nhưng không ai được phép vào

Hồ nước ngọt sạch nhất trên thế giới nhưng không ai được phép vào

Hồ nước ngọt trong sạch nhất trên thế giới được bộ tộc Māori địa phương coi là linh thiêng và không ai được phép vào...

Đăng ngày: 13/08/2021
Tìm ra công nghệ tái chế mùn cưa thành hạt nhiên liệu

Tìm ra công nghệ tái chế mùn cưa thành hạt nhiên liệu

Các nhà khoa học tại Đại học Tổng hợp quốc gia Nga Vyatka (VyatSU) đã phát triển một máy nghiền có kích thước nhỏ và dễ vận chuyển để nghiền mùn cưa, sau đó đúc chúng thành hạt nhiên liệu.

Đăng ngày: 12/08/2021
Khám phá hồ nước kỳ lạ có màu Coca Cola

Khám phá hồ nước kỳ lạ có màu Coca Cola

Nhìn vào nước thật dễ dàng để hiểu tại sao nơi đây được biết đến với tên gọi Coca Cola Lagoon.

Đăng ngày: 12/08/2021
Sóng nhiệt cực cao 50 năm có một lần sẽ xuất hiện thường xuyên hơn

Sóng nhiệt cực cao 50 năm có một lần sẽ xuất hiện thường xuyên hơn

Báo cáo của Liên hợp quốc vừa chỉ ra rằng các đợt nắng nóng cực đoan trước đây chỉ xảy ra 50 năm một lần thì giờ sẽ xảy ra 10 năm một lần do Trái đất ngày càng nóng lên.

Đăng ngày: 11/08/2021
Vì sao những ngày qua miền Bắc nắng nóng

Vì sao những ngày qua miền Bắc nắng nóng "ngạt thở"?

Bão số 4 hoạt động dài ngày thì nắng nóng cũng sẽ kéo dài ở Bắc bộ. Bão càng mạnh thì độ phân kỳ càng lớn, nhiệt độ nắng nóng càng cao.

Đăng ngày: 07/08/2021
Băng ở Greenland tan chảy hàng loạt sau đợt nắng nóng kỷ lục

Băng ở Greenland tan chảy hàng loạt sau đợt nắng nóng kỷ lục

Theo Viện Khí tượng Đan Mạch, thiệt hại lớn xảy ra sau khi nhiệt độ ở phía bắc Greenland tăng vọt lên trên 20 độ C, cao gấp đôi so với mức trung bình vào mùa hè.

Đăng ngày: 05/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News