Tầng ozone hồi phục nhanh ngoài mong đợi

Ngày 12/6, các nhà khoa học tuyên bố những nỗ lực quốc tế nhằm bảo vệ tầng ozone là một "thành công toàn cầu to lớn" sau khi tiết lộ các khí gây hại trong khí quyển đang giảm nhanh hơn dự kiến.

Nghị định thư Montreal được ký kết vào năm 1987 nhằm loại bỏ dần các chất làm suy giảm tầng ozone, chủ yếu được tìm thấy trong thiết bị lạnh, máy điều hòa và bình xịt dạng aerosol.


Đồ họa lỗ thủng ozone mới phát hiện ở Bắc Cực. (Ảnh tư liệu: BIRA/ESA)

Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng mức độ hydrochlorofluorocarbon (HCFC) trong khí quyển - loại khí gây hại tạo ra lỗ hổng trong tầng ozone - đã đạt đỉnh vào năm 2021 - sớm hơn năm năm so với dự đoán. Trưởng nhóm nghiên cứu, Luke Western từ Đại học Bristol của Anh, cho hay: "Đây là một thành công toàn cầu to lớn. Chúng tôi đang thấy mọi thứ đang đi đúng hướng".

Các loại CFC độc hại nhất đã bị loại bỏ vào năm 2010 trong nỗ lực bảo vệ tầng ozone - lá chắn bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi tia cực tím có hại từ Mặt trời. Các hóa chất HCFC thay thế chúng dự kiến sẽ bị loại bỏ hoàn toàn vào năm 2040.

Nghiên cứu nói trên, được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, đã kiểm tra nồng độ của các chất ô nhiễm này trong khí quyển bằng cách sử dụng dữ liệu từ Thí nghiệm Khí quyển Toàn cầu Nâng cao và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia của Mỹ.

Ông Western cho rằng sự suy giảm mạnh của HCFC là do hiệu quả của Nghị định thư Montreal, cùng với các quy định quốc gia chặt chẽ hơn và sự thay đổi của ngành công nghiệp trước việc sắp tới lệnh cấm các chất ô nhiễm này. Ông nhận định: "Về chính sách môi trường, nhiều người lạc quan rằng các hiệp định môi trường này có thể hoạt động hiệu quả nếu được ban hành và tuân thủ đúng cách".

Cả CFC và HCFC đều là khí nhà kính mạnh, nghĩa là sự suy giảm của chúng cũng hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu. CFC có thể tồn tại trong khí quyển hàng trăm năm, trong khi HCFC có tuổi thọ khoảng hai thập kỷ, ông Western cho biết. Ngay cả khi chúng không còn được sản xuất nữa, việc sử dụng các sản phẩm này trong quá khứ sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tầng ozone trong nhiều năm tới.

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc năm 2023 ước tính có thể mất 4 thập kỷ để tầng ozone phục hồi về mức trước khi lỗ hổng được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1980.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Hồ

Hồ "đắt" nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD

Hồ nước này có chứa bảo vật gì mà lại được đánh giá cao như vậy?

Đăng ngày: 16/04/2025
Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News