Tạo ra bản đồ hoàn chỉnh đầu tiên về não côn trùng

Các nhà khoa học đã tạo ra một bản đồ não toàn diện của ấu trùng ruồi giấm cho thấy tất cả tế bào thần kinh và khớp thần kinh.

Theo báo cáo trên tạp chí Nature hôm 9/3, nhóm nghiên cứu gồm 20 nhà khoa học đến từ Anh, Mỹ và Đức đã mất 12 năm làm việc tỉ mỉ để xây dựng bản đồ não hoàn chỉnh của ấu trùng ruồi giấm (Drosophila melanogaster), cho thấy vị trí của tất cả 3.016 tế bào thần kinh (neuron) và 548.000 khớp thần kinh (synapse), nơi các tế bào có thể gửi cho nhau thông điệp hóa học, từ đó kích hoạt các tín hiệu điện truyền qua đường dẫn của tế bào.

Nhóm nghiên cứu cũng đã phân loại 93 loại tế bào thần kinh riêng biệt, khác nhau về hình dạng, chức năng và cách chúng kết nối với các tế bào thần kinh khác. Điều này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự chuyển động của các tín hiệu điện từ neuron này sang neuron khác.

"Nếu muốn hiểu chúng ta là ai và suy nghĩ như thế nào, thì không thể bỏ qua cơ chế của suy nghĩ, và chìa khóa của điều đó là biết cách các tế bào thần kinh kết nối với nhau", kỹ sư y sinh Joshua T. Vogelstein tại Đại học Johns Hopkins của Mỹ, đồng tác giả của nghiên cứu, nhấn mạnh.

Tạo ra bản đồ hoàn chỉnh đầu tiên về não côn trùng
Bản đồ cho thấy tập hợp đầy đủ các tế bào thần kinh và khớp thần kinh trong não của ấu trùng ruồi giấm. (Ảnh: Đại học Johns Hopkins/Đại học Cambridge)

Để tạo ra bản đồ tuyệt đẹp này, nhóm nghiên cứu đã quét hàng nghìn lát não của ruồi giấm con bằng kính hiển vi điện tử độ phân giải cao, sau đó ghép các bức ảnh lại với nhau và đánh dấu tỉ mỉ từng kết nối giữa các neuron. Điều đó bao gồm cả các tế bào giao tiếp với nhau trong mỗi nửa của não cũng như giữa hai bán cầu não.

Các bán cầu não có nhiều chức năng quan trọng và độc đáo, nhưng cách chúng kết hợp và sử dụng thông tin từ mỗi bên cho hành vi và nhận thức phức tạp vẫn chưa được hiểu rõ.

Bản đồ thu được đã khiến các nhà khoa học ngạc nhiên theo nhiều cách. Ví dụ, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng các neuron gửi thông điệp đi qua các dây dài gọi là sợi trục (axon) và nhận thông điệp qua các dây phân nhánh ngắn hơn gọi là đuôi gai (dendrite). Tuy nhiên, có những ngoại lệ đối với quy tắc này và hóa ra các kết nối axon-axon, dendrite-dendrite và dendrite-axon chiếm khoảng một phần ba số khớp thần kinh trong não ruồi ấu trùng, theo tác giả đầu tiên của nghiên cứu Michael Winding tại Khoa Động vật học thuộc Đại học Cambridge của Anh.

Vogelstein cho biết bộ não của ruồi giấm cũng "nông" một cách đáng ngạc nhiên, nghĩa là thông tin cảm giác truyền qua rất ít neuron trước khi tới một neuron có thể điều khiển ruồi giấm thực hiện một hành vi vật lý. Để đạt được mức độ hiệu quả này, bộ não đã tích hợp sẵn các "lối tắt" giữa các đường dẫn, phần nào giống với mạch trong các hệ thống AI tối tân.

Bản đồ não hoàn chỉnh của ruồi giấm có thể mở ra cơ hội cho nhiều tiến bộ trong tương lai, chẳng hạn như các hệ thống AI tiết kiệm năng lượng hơn và hiểu rõ hơn về cách con người học hỏi.

"Con người làm những việc như đưa ra quyết định, học hỏi, điều hướng môi trường, ăn uống... và ruồi cũng vậy. Có lý do chính đáng để nghĩ rằng cơ chế mà ruồi có để thực hiện các loại chức năng nhận thức này cũng có ở người", Vogelstein nói thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cái cây kỳ lạ nhất thế giới thách thức mọi định luật vật lý

Cái cây kỳ lạ nhất thế giới thách thức mọi định luật vật lý

Đến nay không ai biết chính xác làm thế nào mà cây vả lại mọc được ở vị trí đó, hay nó đã phát triển được bao lâu.

Đăng ngày: 15/03/2023
Loài gián mới được đặt tên theo nhân vật Pokémon

Loài gián mới được đặt tên theo nhân vật Pokémon

Một loài gián phát hiện tại Singapore được các nhà côn trùng học đặt tên theo nhân vật Pokémon nhờ có nhiều chi tiết tương đồng.

Đăng ngày: 13/03/2023
Thịt nuôi cấy - Loại thịt không cần giết mổ động vật

Thịt nuôi cấy - Loại thịt không cần giết mổ động vật

Việc chăn nuôi và tiêu thụ hàng tỷ động vật mỗi năm góp phần gây ra khủng hoảng khí hậu, song các nhà khoa học đã phát triển một loại thịt không cần giết mổ.

Đăng ngày: 11/03/2023
Loại hoa nhập khẩu gây

Loại hoa nhập khẩu gây "sốt" có độc, một thời được dùng làm thuốc trừ sâu

Hoa phi yến là loại hoa nhập khẩu được ưa chuộng trong những năm gần đây. Hoa thường bền, nhiều màu sắc nên rất nhiều người thích cắm trưng trong nhà.

Đăng ngày: 11/03/2023
Vi khuẩn dưới nước sử dụng

Vi khuẩn dưới nước sử dụng "ăngten" để thu năng lượng Mặt trời

Theo các nhà khoa học, một số protein rhodopsin trong tế bào vi khuẩn có " ăngten", đóng vai trò là bộ khuếch đại năng lượng, giúp gia tăng lượng năng lượng có sẵn cho tế bào lên hàng chục phần trăm.

Đăng ngày: 09/03/2023
Nhật Bản đạt đột phá, tạo ra chuột con từ hai chuột đực

Nhật Bản đạt đột phá, tạo ra chuột con từ hai chuột đực

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra một đàn chuột con khỏe mạnh từ hai cá thể chuột đực bằng cách nuôi cấy trứng từ tế bào con đực

Đăng ngày: 09/03/2023
Những loài hoa dễ gây dị ứng bạn nên biết

Những loài hoa dễ gây dị ứng bạn nên biết

Baby, cúc, cúc họa mi, thược dược, đồng tiền, hướng dương là những loài hoa có lượng phấn cao hoặc có khả năng phát tán phấn, dễ gây dị ứng.

Đăng ngày: 09/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News