Tập thể dục giúp não trẻ lại và đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh mất trí nguy hiểm
Những nghiên cứu mới đây nhất đều cho thấy, việc tập thể dục có thể bảo vệ não khỏi bệnh tật, trong đó có bệnh Alzheimer tức chứng mất trí nhớ khi tuổi già.
Ngay từ thời cổ đại, không riêng gì các vị y sĩ, loài người đều đã biết đến việc hoạt động thể chất để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Nhưng những nghiên cứu mới đây còn cho thấy, hoạt động thể chất, chơi các môn thể thao, không chỉ đơn giản là giữ cho cơ thể khỏe mạnh mà còn có khả năng chữa bệnh và có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh mãn tính như các rối loạn nghiêm trọng về tim mạch, loãng xương, trầm cảm hoặc ngay cả ung thư.
Thể thao là một liệu pháp phòng ngừa và điều trị cho rất nhiều bệnh lý.
Chính INSERM (Viện Quốc gia Nghiên cứu về Sức khỏe và Dược phẩm của Pháp) đã kết luận thật rõ ràng: thể thao là một liệu pháp phòng ngừa và điều trị cho rất nhiều bệnh lý, thậm chí, hiệu quả của việc tập luyện thể thao đôi khi còn vượt quá cả thuốc.
Năm 2016, các nghị sĩ Pháp đã thông qua một đạo luật cho phép các bác sĩ kê toa “vận động thể thao” cho bệnh nhân bị các bệnh mãn tính thay vì thuốc. Vì vậy mà khái niệm "môn thể thao theo toa" được sinh ra.
Nhưng những nghiên cứu mới đây nhất lại còn bất ngờ hơn khi cho thấy việc tập thể dục có thể bảo vệ não khỏi bệnh tật, nhất là bệnh Alzheimer tức chứng mất trí nhớ khi tuổi già hay nói cách khác là làm cho não trẻ lại so với tuổi tác. Nhiều công trình nghiên cứu lớn đã cho thấy sự hoạt động thể lực thích hợp trong suốt cuộc đời làm giảm nguy cơ các vấn đề về bộ nhớ sau này.
Tập thể dục có thể bảo vệ não khỏi bệnh tật, nhất là bệnh Alzheimer.
Cụ thể, một chương trình nghiên cứu gần đây đã theo dõi hơn 1.000 phụ nữ Thụy Điển trong hơn 4 thập kỷ. Kết quả cho thấy, đối với những người được đánh giá là có thể lực cao cho việc tập thể dục liên quan đến tim mạch, các biểu hiện khởi đầu của chứng mất trí nhớ đã chậm lại tới 10 năm so với những người có thể lực mức độ trung bình.
Tuy rằng công cuộc nghiên cứu cũng chưa loại trừ hết được các yếu tố gây nhiễu khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ sa sút trí tuệ như gene hoặc phương cách sống, và cũng vẫn còn rất nhiều câu hỏi khoa học khác cần được khám phá.
Trong một chương trình nghiên cứu khác, các nhà khoa học cũng đã gây nhiễm dạng di truyền nghiêm trọng của bệnh Alzheimer lên những nàng chuột cái. Sau đó, các nàng chuột này được điều trị bằng cách kết hợp các phương pháp thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não mới và liệu pháp bảo vệ các tế bào này khỏi bị các tổn thương, mô phỏng các tác dụng có lợi của việc tập thể dục trong việc ngăn ngừa sự suy giảm trí nhớ. Kèm thêm là một gen khác để tăng cường mức protein BDNF (Brain Derived Neurotrophic Factor) tức tác nhân chuyển hóa tế bào thần kinh của não.
Chính các tế bào thần kinh non trẻ mới sinh ra sẽ giữ trọng trách bảo vệ cho bộ nhớ sau này.
Theo TS. Rudolph Tanzi, chuyên gia Thần kinh Sinh học tại Khoa Y Đại học Harvard, Boston, và cũng là đồng tác giả nghiên cứu, kết quả cho thấy chính các tế bào thần kinh non trẻ mới sinh ra sẽ giữ trọng trách bảo vệ cho bộ nhớ sau này. Nhưng ở những người đã bị Alzheimer, não bộ đã trở thành một “môi trường thù địch”, vì vậy các protein BDNF sẽ đóng vai trò làm “hiệp sĩ đường phố” dọn sạch môi trường để các tế bào thần kinh mới sinh ra có thể "sống khỏe".
Bước nghiên cứu kế tiếp là cho chuột đã bị Alzheimer vào một môi trường đa dạng, trong đó có cả một chiếc đu quay để vận động thể lực nhằm giúp giảm thiểu mảng bám trong não, vốn do các phân mảnh protein β-amyloid, tác nhân gây bệnh.
Qua một loạt các bài kiểm tra về trí nhớ như cho vào mê cung để học và nhớ những khu vực nào có chứa hạt hướng dương, những nàng chuột bị bệnh đã được cho vận động thể lực bằng đu quay có số tế bào thần kinh nơi vùng hippocampus tăng gấp đôi và có trí nhớ tốt hơn hẳn so với những con chuột ít vận động.
Không phải bài tập luyện thể lực nào cũng đều thích hợp cho tất cả mọi bệnh nhân.
Trong vùng hippocampus là cấu trúc chủ yếu của não cho việc học tập và trí nhớ, có những tế bào thần kinh gốc (neural progenitors) giữ nhiệm vụ phát triển các tế bào não mới. Và chính nơi những nàng chuột có tập luyện thể lực, người ta thấy có các dấu hiệu của các neural progenitors này.
Vì nghiên cứu cho thấy, không phải bài tập luyện thể lực nào cũng đều thích hợp cho tất cả mọi bệnh nhân. Do đó các nhà khoa học còn đang phải nghiên cứu xem những bài tập luyện thể lực nào mới là những bài tập luyện thể lực thích hợp nhất cho bộ não của mọi người.

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm
Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?
Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa
Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.
