Tàu bay Trung Quốc hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên
Nguyên mẫu tàu bay dạng khí cầu AS700 do Trung Quốc tự sản xuất thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm tầm thấp kéo dài hai tiếng.
Khoảng 9h19 ngày 1/8 (giờ địa phương), tàu bay có người lái AS700 cất cánh từ Sân bay Zhanghe ở thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc, để chứng minh hiệu suất và khả năng của mình trong việc phục vụ du lịch tầm thấp, theo Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC). Chuyến bay thử nghiệm kéo dài gần hai giờ, mô phỏng các tình huống ứng dụng trong du lịch tầm thấp với lộ trình định trước.
Tàu bay AS700 thực hiện chuyến bay thử nghiệm tầm thấp tại Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc hôm 1/8. (Ảnh: AVIC/Xinhua).
AS700 bay qua phía trên các công viên địa phương, một hòn đảo trên sông và một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác của thành phố, sau đó trở về an toàn. Nó di chuyển với tốc độ hành trình 60 km/h và duy trì độ cao khoảng 500 m trong suốt chuyến bay, AVIC cho biết. Ở độ cao thấp và tốc độ vừa phải, hành khách trên AS700 có thể ngắm cảnh qua cửa sổ lớn hai bên.
AS700 do Viện Nghiên cứu Phương tiện Đặc biệt AVIC phát triển, có sức chở tối đa 10 người, bao gồm một phi công. Tàu bay có trọng lượng cất cánh tối đa là 4.150kg, phạm vi bay tối đa 700km và thời gian bay tối đa 10 tiếng. Nó có thể cất cánh thẳng đứng và hạ cánh xuống bãi đáp hẹp.
Tàu bay AS700 có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như tham quan trên không, cứu hộ khẩn cấp, an ninh đô thị, khảo sát địa vật lý trên không, logistics, khảo sát và lập bản đồ thông minh. Tháng 12 năm ngoái, phương tiện này nhận được chứng chỉ từ Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC).
Quy mô nền kinh tế tầm thấp của Trung Quốc ước tính đã vượt 500 tỷ nhân dân tệ (70,1 tỷ USD) vào năm 2023, dự kiến tăng lên 2 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2030, theo CAAC. Viện Nghiên cứu Phương tiện Đặc biệt AVIC đã ký hợp đồng giao hàng chiếc AS700 đầu tiên. AVIC tiết lộ, viện đang hợp tác với một số chính quyền địa phương để tìm hiểu các ứng dụng bay tầm thấp và dự định xây dựng tuyến tham quan thử nghiệm bằng tàu bay tầm thấp đầu tiên của Trung Quốc.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Tìm ra công nghệ pin vĩnh cửu không gây ô nhiễm
Các hệ thống năng lượng dựa trên loại pin mới này có thể cải thiện việc lưu trữ năng lượng lâu dài dựa trên cơ chế đặc biệt.

Máy bay cánh liền thân có thể thay thế máy bay Boeing
Một mẫu máy bay có hình dáng hoàn toàn mới được cấp phép cất cánh trên bầu trời California, hứa hẹn tiết kiệm nhiên liệu và thải ít khí hơn máy bay thông thường.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
