Tàu đổ bộ Mặt trăng Peregrine của Mỹ gặp sự cố
Sau khi tách khỏi tên lửa phóng, tàu đổ bộ Mặt trăng của Mỹ không thể hướng các tấm pin Mặt trời của mình về phía Mặt trời.
Tàu đổ bộ Mặt trăng đầu tiên của Mỹ trong hơn 5 thập kỷ đã gặp phải sự cố bất thường sau khi tách khỏi tên lửa và đang trên đường đến Mặt trăng, khiến tàu không thể hướng các tấm pin Mặt trời của mình về phía Mặt trời.
Tàu Peregrine trước khi được phóng - (Ảnh: BBC).
Thông báo ngày 8-1 của công ty chế tạo robot Astrobotic Technology cho biết tàu Peregrine đã tách thành công khỏi tên lửa Vulcan mới của United Launch Alliance chỉ sau một đêm khỏi căn cứ Lực lượng không gian Cape Canaveral và nhanh chóng thiết lập liên lạc với mạng lưới ăng ten vô tuyến trên mặt đất của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Tất cả các hệ thống của tàu đều hoạt động như mong đợi và tàu "chuyển sang trạng thái hoạt động hoàn toàn". Nhưng "thật không may, một sự bất thường đã xảy ra khiến tàu không thể đạt được hướng ổn định về Mặt trời".
Hiện công ty đang phân tích các dữ liệu và xử lý sự cố.
Theo Astrobotic Technology, khi ở trên quỹ đạo, tấm pin Mặt trời gắn trên cùng của tàu Peregrine luôn hướng về phía Mặt trời để có thể tạo ra năng lượng tối đa.
Sau khi hạ xuống bề mặt Mặt trăng, hệ thống điện tiếp tục cung cấp các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy cho tải trọng cho đến khi kết thúc sứ mệnh.
Tàu Peregrine đang trên đường tới Mặt trăng và được cho là sẽ giữ nguyên quỹ đạo của mình trước khi hạ cánh xuống vĩ độ trung bình khu vực được gọi là Sinus Viscositatis dự kiến vào ngày 23-2 tới.
Cho đến nay, việc hạ cánh nhẹ nhàng xuống "người hàng xóm" gần nhất của Trái đất mới được một số ít quốc gia thực hiện. Mỹ và các nước khác đang ngày càng chuyển sang lĩnh vực thương mại để thực hiện các nhiệm vụ thường lệ và vận chuyển phần cứng với chi phí thấp hơn.

Bức xạ Cherenkov có thể khiến các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng?
"Vụ nổ ánh sáng", còn gọi là bức xạ Cherenkov, là một loại bức xạ điện từ có bước sóng ngắn chiếm ưu thế, biểu hiện chủ yếu dưới dạng tia sáng xanh.

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ
Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Sinh vật ngoài hành tinh phun vật chất vào tàu NASA?
Dữ liệu từ tàu vũ trụ Cassini cho thấy NASA đã đi đúng hướng trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Hàng trăm ngôi sao biến mất không dấu vết, chúng đã đi đâu?
Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nhưng không một ai dám chắc những ngôi sao đã biến mất thế nào, và giờ chúng đang ở đâu.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.
